Hội thảo bộ môn Lý, Hóa

Hội thảo bộ môn Lý, Hóa

 22:56 02/06/2020

Ngày 06/02/2020, bộ môn Lý – Hóa khoa Khoa học Cơ bản tổ chức hội thảo cấp bộ môn với nội dung: “Các kết quả nghiên cứu sử dụng đất sét trong chế tạo mĩ phẩm và dược phẩm trên thế giới”.

Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học

Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học

 08:24 11/11/2019

Nghiên cứu khoa học luôn được coi là một trong những hoạt động quan trọng nhất của sinh viên tại các trường đại học. Hoạt động này đã thật sự thu hút, lan tỏa sâu rộng tới sinh viên. Sinh viên cũng hào hứng với hoạt động nghiên cứu khoa học.

Congeneric measurement model

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH ALPHA VÀ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA TRONG CÁC PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG

 07:20 29/08/2019

Phân tích EFA là một bước rất quan trọng khi thực hiện phân tích dữ liệu định lượng bằng SPSS trong một bài nghiên cứu khoa học. Khi kiểm định một lý thuyết khoa học, chúng ta cần đánh giá độ tin cậy của thang đo (phân tích Cronbach Alpha) và giá trị của thang đo (EFA).

Nghiệm thu đề tài cấp trường- bộ môn Toán

Nghiệm thu đề tài cấp trường- bộ môn Toán

 15:29 19/06/2019

Tháng 5 năm 2019 khoa Khoa học cơ bản tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở năm học 2018-2019. Nhóm tác giả do đồng chí Nguyễn Thị Huệ (chủ nhiệm) triển khai thực hiện đề tài: “NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN VÀ ỨNG DỤNG KHẢO SÁT SỰ ỔN ĐỊNH CỦA HỆ THỐNG KỸ THUẬT, HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG”.

công

Khoa Khoa học Cơ bản tổ chức nghiệm thu đề tài cấp cơ sở

 15:27 06/05/2019

Ngày 22 tháng 4 năm 2019, khoa Khoa học Cơ bản đã tiến hành nghiệm thu đề tài khoa học cấp khoa với hai đề tài 05.KHCN/18-19 “Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanosilica ứng dụng chế tạo màng đổi màu” và 06.KHCN/18-19 “Nghiên cứu tính ổn định nghiệm của phương trình vi phân và ứng dụng khảo sát sự ổn định của hệ thống điều khiển tự động”.

p3 4   Copy

Sáng tạo Vật Lý: Hệ thống kiểm soát tự động chiếu sáng

 15:15 18/03/2019

Xuất phát từ thực tiễn nhu cầu tự cung cấp thực phẩm rau sạch của những hộ gia đình không có đất trồng rau, sinh viên DK9- CNKT Điện 1 trường Đại học Sao Đỏ dưới sự hướng dẫn của giảng viên bộ môn Vật lý đã nghiên cứu chế tạo hệ thống trồng rau trong nhà.

Capture

Nghiên cứu cơ chế phản ứng của gốc tinyl (C2H) với phân tử silan

 16:10 26/02/2019

Các cơ chế phản ứng của gốc etinyl (C2H) với phân tử silan (SiH4) được nghiên cứu bằng phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT) B3LYP với bộ hàm cơ sở 6-311++G(d,p) và 6-311++G(3df,2p). Từ đó thiết lập được bề mặt thế năng của hệ phản ứng. Kết quả tính toán cho thấy sản phẩm của phản ứng có thể là: SiH3 + C2H2, HCCSiH3 + H, C2H4 + SiH, HHCCSiH2 + H, HSiCHCH2 + H, SiCH2 + CH3, SiCH2CH2 + H, SiCHCH3 + H, SiH3 + HHCC. Tuy nhiên sự hình thành SiH3 + C2H2, C2H4 + SiH là thuận lợi nhất. Nghiên cứu này là một đóng góp cho sự hiểu biết về các cơ chế phản ứng của gốc ethynyl với nhiều gốc tự do và phân tử nhỏ trong khí quyển và sự đốt cháy.

chay   Copy

5 hóa chất mạnh nhất thế giới hóa chất

 10:28 25/02/2019

Công nghệ hóa học ngày càng phát triển mạnh theo xu hướng phát triển chung của xã hội. Ở đây con người luôn nghiên cứu và điều chế những hóa chất mới có tính năng ưu việt hơn nhằm phục vụ các mục đích khác nhau của chính chúng ta. Tuy nhiên cũng có những hóa chất được tạo ra lại vô cùng nguy hiểm và khó kiểm soát….

Capturtttte

Nghiên cứu động học, các mô hình đẳng nhiệt và tối ưu hóa quá trình hấp phụ ion chì bằng chitosan

 15:18 21/01/2019

Trong nghiên cứu này, bằng phương pháp hấp phụ chúng tôi sử dụng chitosan để xử lý nước ô nhiễm ion kim loại chì. Sử dụng quy hoạch thực nghiệm xác định được các điều kiện tối ưu gồm pH bằng 6,1, nồng độ Pb(II) 1,1 (mg/l) và thời gian 23 phút thì dung lượng hấp phụ cực đại đạt 24,6 (mg/g) và hiệu suất hấp phụ đạt 98,56 (%).

IMG 20181207 085905

Seminar bộ môn Lý – Hóa: Nghiên cứu hiệu ứng cắt mạch chitosan

 18:01 10/12/2018

Thứ 6 ngày 7 tháng 12 năm 2018, bộ môn Lý – Hóa tổ chức seminar với chủ đề “Nghiên cứu hiệu ứng cắt mạch chitosan trong nước bằng bức xạ Gama Co-60”

Capture

Sự ổn định nghiệm của hệ phương trình vi phân tuyến tính

 19:31 27/11/2018

Từ những năm 60 của thế kỷ 20, do nhu cầu nghiên cứu các tính chất định tính các mô hình điều khiển kỹ thuật, người ta bắt đầu nghiên cứu tính ổn định các hệ điều khiển như bài toán điều khiển được, bài toán ổn định hoá, điều khiển tối ưu, vv…. Các bài toán kỹ thuật này thường được mô tả bởi các hệ phương trình vi phân. Do đó, sự ổn định nghiệm của hệ phương trình vi phân sẽ quyết định tính ổn định của hệ thống điều khiển.
Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến một số phương pháp xét sự ổn định của hệ phương trình vi phân tuyến tính.

Sử dụng đất sét trong chế tạo phấn nụ

Sử dụng đất sét trong chế tạo phấn nụ

 17:27 25/10/2018

Mỹ phẩm không phải là sản phẩm riêng của thế giới hiện đại. Cách đây hàng nghìn năm, người xưa đã có màu mắt, son hồng, nước hoa, phấn trắng… dù cách chế tạo và thành phần của những mỹ phẩm thời cổ này khác nhiều so với ngày nay. Đặc biệt, 1 trong những sản phẩm dùng để chế tạo mĩ phẩm của ngày xưa chính là đất sét. Ở Việt Nam, phấn nụ cung đình Huế được chế tạo từ cao lanh ( 1 dạng đất sét) là 1 trong những bí quyết được lưu truyền trong hậu cung mà các cung tần mĩ nữ sử dụng nhờ đó …. Báo cáo này trình bày một số nghiên cứu cơ bản ứng dụng đất sét trong chế tạo mĩ phẩm trang điểm.

tải xuống

Ứng dụng của một số hợp kim thường gặp

 09:55 25/10/2018

Sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi phải có thiết bị máy móc hiện đại hỗ trợ, và để thỏa mãn nhu cầu đó phải cần có một hợp kim mới đáp ứng. Ví dụ sự phát triển nhảy vọt của ngành hàng không (1903) gắn với việc ra đời của hợp kim Đu ra, gắn liền với phát triển cơ khí là thép không rỉ (1912), hợp kim Ti (1960), thép kết cầu có đệ bền cao (1965), kim loại nhớ hình (1990)…Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu để tạo ra các hợp kim có tính năng ngày càng ưu việt hơn về cả cơ tính lẫn các tính chất vật lý, hóa học đặc biệt

Capture

Nghiên cứu lý thuyết khả năng phản ứng của axit isocyanic HNCO dựa vào độ mềm cục bộ và hàng rào thế năng

 22:21 21/10/2018

Khả năng phản ứng của axit isocyanic HNCO với các gốc CH3, NH2, OH được nghiên cứu bằng phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT) B3LYP, với mục đích chúng tôi so sánh khả năng phản ứng theo hai phương pháp là độ mềm cục bộ và hàng rào năng lượng. Kết quả cho thấy sử dụng độ mềm để dự đoán phản ứng trong trường hợp này chưa tối ưu. Tính toán hàng rào năng lượng là phù hợp, với vị trí tấn công vào H là thuận lợi nhất, O kém thuận lợi nhất. Như vậy, hệ phản ứng không có sự phù hợp tốt giữa hàng rào năng lượng và độ mềm cục bộ, nên dựa vào hàng rào năng lượng và thực nghiệm để dự đoán khả năng phản ứng của các tác nhân vào các vị trí khác nhau trong phân tử.

Chitosan 600x461

Nghiên cứu điều chế chitosan từ vỏ tôm, ứng dụng xử lý nấm mốc chân tường bằng hỗn hợp chitosan/TiO2

 08:42 27/08/2018

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành điều chế chitosan từ phế phẩm vỏ tôm bằng phương pháp hóa học thông qua các giai đoạn khử khoáng, khử protein và deacetyl. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng trong phản ứng deacetyl bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa điều kiện phản ứng bằng phương pháp Box Willson. Màng chitosan/ TiO2 điều chế bằng phương pháp sol-gel. Phương pháp kính hiển vi điện tử quét được sử dụng để nghiên cứu hình thái bề mặt. Khả năng kháng nấm mốc của vật liệu chitosan/ TiO2 được khảo sát trên các yếu tố như hàm lượng chitosan/ môi trường Czapek và hàm lượng TiO2/chitosan. Kết quả cho thấy tại các điều kiện phản ứng deacetyl: nồng độ NaOH 50%, nhiệt độ 920C và thời gian phản ứng 5.3h, độ deacetyl đạt 91.9% và độ nhớt đạt 1163 cps. Khả năng kháng nấm cao nhất khi sử dụng chitosan/môi trường 6% và hàm lượng TiO2/chitosan 3%.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây