Nghiên cứu khả năng hấp phụ Amoni trong nước của vật liệu điều chế từ mùn cưa gỗ thông

Nghiên cứu khả năng hấp phụ Amoni trong nước của vật liệu điều chế từ mùn cưa gỗ thông

 21:15 23/04/2021

Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu khả năng hấp phụ amoni trong nước bằng than hoạt tính được điều chế từ phế phẩm mùn cưa gỗ thông. Than hoạt tính được hoạt hóa bằng phương pháp hóa học theo các giai đoạn than hóa bởi axit sunfuric 98% tại nhiệt độ 1500C, sau đó hoạt hóa bởi nhiệt độ 5000C và 7000C lần lượt trong 60 phút và 30 phút. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ amoni của than hoạt tính được khảo sát gồm: pH, nồng độ chất hấp phụ, thời gian hấp phụ, động học hấp phụ được nghiên cứu bởi các mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir, Freundlich. Kết quả cho thấy tại các điều kiện thích hợp như: nhiệt độ 250C, pH= 7, nồng độ chất hấp phụ 2 (g/l), nồng độ amoni 40 (mg/l). Kết quả thực nghiệm cho thấy quá trình hấp phụ tuân theo mô hình Langmuir với hệ số tương quan R2 đạt giá trị 98,88%.

Sáng tạo Vật Lý: Hệ thống trồng rau thủy canh

Sáng tạo Vật Lý: Hệ thống trồng rau thủy canh

 16:41 22/03/2019

Thủy canh được định nghĩa là một phương pháp trồng cây trong nước dựa trên dung dịch dinh dưỡng cần thiết để cung cấp cho cây. Thủy canh không cần sử dụng đến đất, thay vào đó cây được trồng trong giá thể ( như xơ dừa, mùn cưa, than bùn rêu…) và rễ cây tiếp xúc trực tiếp với dung dịch dinh dưỡng, đồng thời cây được hấp thụ khí oxy, và các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của cây như nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.

pp 1   Copy

Sáng tạo Vật lý: Hệ thống tự động giải nhiệt

 14:57 21/03/2019

Thời tiết ngày càng khắc nghiệt và thất thường, đặc biệt mùa hè đến nền nhiệt độ tăng cao khiến cho cuộc sống của mọi động thực vật bị đảo lộn. Trong chăn nuôi, trời nóng khiến cho động vật nuôi trong chuồng trại đàn gia súc thường mệt mỏi, tăng tỉ lệ mắc bệnh, giảm lượng sữa, trứng...Trước thực tế trên, nhóm sinh viên lớp CNKT Điện 2- ĐK9- Đại học Sao Đỏ đã sáng tạo ra hệ thống giải nhiệt trên mái chuồng trại.

sp 5   Copy

Trải nghiệm sáng tạo Vật Lý 2019

 15:33 04/03/2019

Để biến những kiến thức được học tập trên giảng đường vào thực tiễn, các bạn sinh viên lớp Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa - đại học khóa 9 dưới sự hướng dẫn của giảng viên bộ môn đã chế tạo thành công sản phẩm hệ thống tự động kiểm soát nhiệt độ môi trường nhà kính trồng rau.

Chitosan 600x461

Nghiên cứu điều chế chitosan từ vỏ tôm, ứng dụng xử lý nấm mốc chân tường bằng hỗn hợp chitosan/TiO2

 08:42 27/08/2018

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành điều chế chitosan từ phế phẩm vỏ tôm bằng phương pháp hóa học thông qua các giai đoạn khử khoáng, khử protein và deacetyl. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng trong phản ứng deacetyl bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa điều kiện phản ứng bằng phương pháp Box Willson. Màng chitosan/ TiO2 điều chế bằng phương pháp sol-gel. Phương pháp kính hiển vi điện tử quét được sử dụng để nghiên cứu hình thái bề mặt. Khả năng kháng nấm mốc của vật liệu chitosan/ TiO2 được khảo sát trên các yếu tố như hàm lượng chitosan/ môi trường Czapek và hàm lượng TiO2/chitosan. Kết quả cho thấy tại các điều kiện phản ứng deacetyl: nồng độ NaOH 50%, nhiệt độ 920C và thời gian phản ứng 5.3h, độ deacetyl đạt 91.9% và độ nhớt đạt 1163 cps. Khả năng kháng nấm cao nhất khi sử dụng chitosan/môi trường 6% và hàm lượng TiO2/chitosan 3%.

Nghiên cứu khả năng hấp phụ của phenol trong nước bằng than hoạt tính điều chế từ mùn cưa gỗ thông

Nghiên cứu khả năng hấp phụ của phenol trong nước bằng than hoạt tính điều chế từ mùn cưa gỗ thông

 16:51 30/03/2018

Trong báo cáo này, chúng tôi nghiên cứu khả năng hấp phụ phenol trong nước bằng than hoạt tính được điều chế từ phế phẩm mùn cưa gỗ thông. Than hoạt tính được hoạt hóa bằng phương pháp hóa học theo các giai đoạn than hóa bởi axit sunfuric 98% tại nhiệt độ 1500C, sau đó kích hoạt bởi nhiệt độ 5000C và 7000C lần lượt trong 60 phút và 30 phút.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây