Ngành Công nghệ thông tin và xu hướng việc làm

Thứ sáu - 10/11/2017 18:36
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay còn gọi là công nghiệp thế hệ 4.0 đang được biết đến là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet (IoT) và các hệ thống kết nối Internet. Đây là nội dung được các cấp lãnh đạo, các chuyên gia ngành CNTT đề cập nhiều trong thời gian gần đây.
Mới đây, tại cuộc gặp gỡ, đối thoại với các tập đoàn thành viên Diễn đàn Kinh tế Thế giới - WEF trong lĩnh vực CNTT và một số lĩnh vực liên quan vào ngày 19/1/2017 trong khuôn khổ chuyến tham dự Hội nghị WEF ở Davos (Thụy Sĩ), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi diện mạo thế giới và phương thức chúng ta sống và làm việc. Tại Việt Nam, lĩnh vực CNTT đang phát triển bùng nổ và từng bước “thông minh hóa” nhiều lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, y tế, giáo dục…
Sinh viên CNTT trường Đạihọc Sao Đỏ thực tập tại canon

1. Ngành công nghệ thông tin là gì?
           Công nghệ thông tin (IT – Information Technology)  một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.
          Ngành công nghệ thông tin là ngành đào tạo kỹ sư công nghệ thông tin. Quy trình đào tạo giúp sinh viên tích tũy kiến thức, kỹ năng về các phương pháp khoa học, các phương tiện và kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông, nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực của con người và xã hội.
2. Học ngành công nghệ thông tin ra trường làm gì?
          Việc làm cho sinh viên ngành CNTT luôn khát  và cháy trong những năm qua và giai đoạn tới. Mới tính riêng tập đoàn FPT, ước tính trong giai đoạn 2016 - 2020, tập đoàn này cần tuyển khoảng 50.000 nhân sự ở nhiều vị trí, từ sinh viên thực tập, quản lý tới lãnh đạo cấp cao trong các khối ngành kỹ thuật, công nghệ, kinh tế... Trong đó, FPT Software, đơn vị thành viên của FPT, hoạt động  trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất. FPT Software hiện có khoảng 9.000 cán bộ nhân viên đang làm việc tại VN và các nước khác như Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Đức, Slovakia, Pháp, Anh, Hàn Quốc… Dự kiến trong 3 năm tới, FPT Software cần tuyển mới 10.000 người và 50% trong số đó là sinh viên các ngành CNTT và ngoại ngữ mới ra trường.
          Vì vậy sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng trở thành lập trình viên (người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin), kiểm duyệt chất lượng phần mềm (trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra), chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính, chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin….
          Các đơn vị tiếp nhận có thể gồm các công ty, tập đoàn (tập đoàn FPT, tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, công ty thông tin di động…) công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng, công ty cung cấp giải pháp tích hợp, công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng…
3. Sinh viên ngành công nghệ thông tin tại trường Đại học Sao Đỏ.
          Khoa Điện tử và Tin học trường Đại học Sao Đỏ được đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện đại, phù hợp với chuyên ngành đào tạo và yêu cầu của người sử dụng lao động. Khoa Điện tử, tin học Đại học Sao Đỏ liên kết với nhiều công ty, doanh nghiệp, tạo cơ sở cho các em sinh viên thực tập, trải nghiệm và cơ hội tìm kiếm việc làm. Một số công ty, doanh nghiệp khoa liên kết như: Samsung, Hồng Hải, Canon (Bắc Ninh), Công ty Cổ phần Kỹ thuật công nghệ Vương Gia(Hà Nội), Công ty Đầu tư thương mại và Dịch vụ khoa học (Quảng Ninh)…
          Với đặc thù nghề nghiệp, ngành công nghệ thông tin là một ngành có tốc độ đổi mới rất cao, đòi hòi người học phát triển kỹ năng tư duy của mình, năng động, đam mê tìm tòi và thức thời với các công nghệ mới trên thế giới và áp dụng nó vào thực tế tại Việt Nam. Ngành này mang tính phủ sóng diện rộng nên chịu ảnh hưởng từ các yếu tố ngoại tác rất nhiều, người kỹ sư công nghệ thông tin cần kiên trì, nhẫn nại và có tinh thần vững vàng. Để đáp ứng được các yêu cầu đặc thù nghề nghiệp,  sinh viên ngành công nghệ thông tin Đại học Sao Đỏ ngoài chuyên môn cũng được nhà trường đào tạo các kỹ năng sống và làm việc như: kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng ngoại ngữ.
Để hỗ trợ cho sinh viên tìm kiếm việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp ra trường và trải nghiệm thực tế, phòng Hợp tác đào tạo và Xúc tiến việc làm, Đại học Sao Đỏ đã có mối quan hệ gắn kết với các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước, thường xuyên giới thiệu, tư vấn việc làm cho sinh viên. Kết quả là hầu hết sinh viên ngành công nghệ thông tin nói riêng và sinh viên Đại học Sao Đỏ nói chung đều có việc làm phù hợp theo yêu cầu sau khi tốt nghiệp.

Nguồn tin: Lê Văn Thủy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây