Công nghệ may là một trong những ngành công nghiệp mang nhiều ưu điểm như ít sử dụng nguồn tài nguyên không tái tạo (đất, nước, đầu mỏ…), nhu cầu vốn không lớn, giải quyết được nguồn lao động dồi dào, hạn chế các rủi ro tài chính tiềm ẩn vì vậy công nghệ may là một trong ít ngành công nghiệp của Việt Nam có khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác. Tại các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do như TPP, Hiệp định thương mại Việt Nam – EU, Hiệp định thương mại Việt Nam – Nga - Kazakhstan…công nghệ may luôn được chính phủ ưu tiên hàng đầu.
1. Ngành công nghệ may là gì?
Ngành công nghệ may là ngành đào tạo giúp sinh viên tích lũy các kiến thức về kỹ thuật may có bản, mỹ thuật trang phục, thiết kế thời trang và thiết kế các sản phẩm may công nghiệp, kỹ thuật may các loại y phục và nghiên cứu quá trình công nghệ may trong doanh nghiệp, kiểm tra chất lượng sản phẩm, thiết kế và điều hành dây chuyền may…Sinh viên được học tập các phần mềm chuyên ngành hiện đại về thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ, thêu vi tính..
2. Học ngành công nghệ may ra trường làm gì?
Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành dệt may đã tạo việc làm cho 2,5 triệu lao động trực tiếp (và khoảng 02 triệu lao động cho việc làm gián tiếp như kho bãi, vận chuyển) và dự tính đạt 05 triệu lao động đến năm 2025, đặc biệt ưu tiên lao động trình độ cao đẳng hoặc đại học và giảm dần lao động phổ thông.
Sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ may có thể làm việc tại các công ty doanh nghiệp may mặc như công ty TNHH may Tinh lợi (Hải Dương), công ty CP may li Hải Dương, công ty may Formorstar Việt Nam (Hải Dương), công ty CP may Bắc Giang, công ty CP may Quảng Ninh, công ty CP dệt may Hải Phòng…Tùy vào trình độ, tay nghề mà sinh viên có thể đảm nhiệm những vị trí như: phòng thiết kế, kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển mẫu; chỉ đạo kỹ thuật, quản lý điều hành sản xuất kinh doanh; lập kế hoạch sản xuất, kiểm tra, đánh giá chất lượng quy trình sản xuất sản phẩm; quản lý chất lượng sản phẩm, định mức giá sản phẩm; đứng đầu một khâu sản xuất như chuyền trưởng, may mẫu; tổ chức quản lý sản xuất cho những cơ sở vừa và nhỏ hoặc thành lập xưởng hoặc tiệm may cho bản thân.
Sinh viên cũng có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu sau đại học để có thể làm việc tại các viện nghiên cứu cũng như giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học.
3. Sinh viên ngành công nghệ may tại trường Đại học Sao Đỏ.
Xưởng may Đại học Sao Đỏ được trang bị các thiết bị hiện đại với quy mô lớn như…. Giúp sinh viên thực hành thực nghiệm nâng cao tay nghề, phát triển ý tưởng mỹ thuật. Khoa Công nghệ may và thời trang có nhiều mối quan hệ với các công ty doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh cũng như lân cận như công ty TNHH may Tinh Lợi (Hải Dương), công ty CP may Hải Phòng, công ty TNHH Kinh Bắc (Bắc Ninh), công ty CP may Bắc Giang… giúp các em sinh viên công nghệ may Đại học Sao Đỏ được thực tập, trau dồi kinh nghiệm và mở rộng cơ hội việc làm.
Ngoài kiến thức về chuyên môn sinh viên công nghệ may Đại học Sao Đỏ còn được phát triển các kỹ năng về quản lý, kinh doanh dịch vụ hàng may mặc, thời trang, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, tiếp thị trong lĩnh vực kinh doanh hàng may mặc.
Để hỗ trợ cho sinh viên tìm kiếm việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp ra trường và trải nghiệm thực tế, phòng Hợp tác đào tạo và Xúc tiến việc làm, Đại học Sao Đỏ đã có mối quan hệ gắn kết với các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước, thường xuyên giới thiệu, tư vấn việc làm cho sinh viên. Kết quả là hầu hết sinh viên ngành công nghệ may nói riêng và sinh viên Đại học Sao Đỏ nói chung đều có việc làm phù hợp theo yêu cầu sau khi tốt nghiệp.