Trong hội thảo “Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam” do Bộ Công thương tổ chức thì mục tiêu tổng quát chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là đến năm 2025 ngành cơ khí Việt Nam có khả năng cạnh tranh để phát triển trong hội nhập, có công nghệ hiện đại và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở một số phân ngành. Giai đoạn thứ hai đến năm 2035, ngành cơ khí Việt Nam được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
1. Ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí là gì?
Ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí là ngành học nghiên cứu các nguyên lý vật lý như nghiệt động lực học, bảo toàn năng lượng, bảo toàn khối lượng, cân bằng… để vận dụng vào thực tiễn tạo ra công cụ máy móc thiết bị phục vụ con người.
Sinh viên học ngành kỹ thuật cơ khí sẽ được trang bị các kiến thức về tính toán, thiết kế và chế tạo các sản phẩm, thiết bị cơ khí với các phương pháp gia công cắt gọt, gia công áp lực, gia công đặc biệt. Với xu thế phát triển và hội nhập, đòi hỏi người học ngày càng có trình độ cao nên tại trường Đại học Sao Đỏ, sinh viên ngành cơ khí được chuyên môn hóa, áp dụng các công nghệ tiến tiến như CAD/CAM, lập trình gia công trên máy gia công hiện đại CNC, MC, cắt dây CNC, mài CNC…
2. Học ngành công nghệ kỹ cơ khí ra trường làm gì?
Hiện nay trên cả nước có khoảng 1500 cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cơ khí phân bố rộng rãi trên khắp đất nước, có thể điểm qua một số có sở như: cơ khí Yoorim Vina (Đồng Nai), cơ khí Xuân Phương ( Tp HCM), cơ khí Yuzin Vina (Bình Dương), cơ khí Đông Anh (Hà Nội), cơ khí Việt Á (Bắc Ninh), cơ khí chính xác (Hải Dương), cơ khí chế tạo (Hải Phòng)… vì vậy nguồn lao động đặc biệt là nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao rất cấp bách. Sau khi tốt nghiệp sinh viên làm tại các công ty, doanh nghiệp với các vị trí như: kỹ sư (thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí); chuyên viên (tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí, lập trình gia công máy CNC); cán bộ quản lý (tại các phòng kỹ thuật công nghệ, các phân xưởng, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không…); chuyên viên nghiên cứu tại các viện nghiên cứu cơ khí; cán bộ giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học…
3. Sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí tại trường Đại học Sao Đỏ.
Tại trường Đại học Sao Đỏ, hệ thống phòng học - nhà xưởng phục vụ đào tạo sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí được trang bị hiện đại, chuyên nghiệp, giúp các em sinh viên vận dụng lý thuyết vào thực tiễn thuần thục, nâng cao tay nghề, phát huy tối đa khả năng sáng tạo trong tối ưu kỹ thuật. Khoa Công nghệ kỹ thuật cơ khí có mối quan hệ truyền thống với nhiều doanh nghiệp, công ty như: Công ty TNHH cơ khí môi trường Nam An (Hải Dương), Công ty TNHH cơ khí thủy lợi (Hải Dương), công ty CP xây dựng 204 (Hải Phòng), LG Innotek Việt Nam Hải Phòng, công ty CP cơ khí Mạo Khê (Quảng Ninh), công ty TNHH EEF (Bắc Giang)…là các đơn vị có hoạt động sản xuất cơ khí nhiều năm, là môi trường năng động giúp các em sinh viên thực tập trải nghiệm kinh nghiệm và cơ hội để chứng tỏ bản thân.
Đặc biệt sinh viên Đại học Sao Đỏ nói chung và sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí nói riêng được trau dồi kỹ năng tiếng anh, kỹ năng sống, kỹ năng quản lý …Giúp các em sinh viên thích ứng nhanh với môi trường làm việc chuyên nghiệp, tự tin tiếp xúc và khai thác các nguồn tài liệu nước ngoài…
Để hỗ trợ cho sinh viên tìm kiếm việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp ra trường và trải nghiệm thực tế, phòng Hợp tác đào tạo và Xúc tiến việc làm, Đại học Sao Đỏ đã có mối quan hệ gắn kết với các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước, thường xuyên giới thiệu, tư vấn việc làm cho sinh viên. Kết quả là hầu hết sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí nói riêng và sinh viên Đại học Sao Đỏ nói chung đều có việc làm phù hợp theo yêu cầu sau khi tốt nghiệp.