Ngành Kỹ thuật điều khiển tự động hóa và xu hướng việc làm

Thứ tư - 22/11/2017 15:48
Hãy hình dung một ngày nào đó bạn có thể tham gia vận hành một dây chuyển sản xuất tự động, hoặc cơ bản hơn như tham gia điều khiển một tay máy robot di chuyển gia công sản phẩm theo ý muốn, hoặc cao hơn là xây dựng chế tạo nên các thiết bị hoạt động tự động. Theo học ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá bạn sẽ thực hiện được.
1. Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?
          Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành học nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, vận hành các hệ thống tự động như: robot, các dây chuyền sản xuất tự động…Đến với ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa sinh viên sẽ được đào tạo các kỹ năng chuyên ngành như: thực hiện các đề án thực tế của ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; khai thác vận hành các hệ thống tự động, điều khiển, các thiết bị điện – điện tử và chuyển giao công nghệ; tổ chức và triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống tự động điều khiển. ..
2. Học ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ra trường làm gì?
          Theo Hội Tự động hóa Việt Nam, trong những năm trở lại đây, nhu cầu nhân lực công nghệ cao - tự động hóa tăng rất nhanh, chủ yếu là từ các doanh nghiệp FDI, các công trình lớn như nhà máy nhiệt điện, dầu khí... Chỉ tính riêng TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đào tạo ngành này đến năm 2020 đã lên đến 25.000 người.

Bên cạnh đó, nhu cầu nhân lực ngành cũng phát sinh từ yêu cầu sản xuất của các hãng lớn như: Inter, Canon... Với Tập đoàn Samsung, đã tuyển tới 10.000 kỹ sư vào tháng 4/2015 và 6.000 kỹ sư trong tháng 5/2016. Hiện tại nhân lực 2 nhà máy SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên) đã lên tới hơn 110.000, con số này vẫn đang tiếp tục gia tăng hàng tháng.
Sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí: tham gia vận hành và bảo trì các hệ thống tự động của các nhà máy, xí nghiệp; vận hành các hệ thống điều khiển tự động công ghiệp vừa và nhỏ, các hệ thống dịch vụ và công cộng, hệ thống phân tán (DCS), hệ thống điều khiển qua mạng (NCS); tham gia tư vấn về các hệ thống điều khiển, tự động hóa cho nhà máy, xí nghiệp…
3. Sinh viên ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tại trường Đại học Sao Đỏ.
          Trường Đại học Sao Đỏ có bề dày thành tích và kinh nghiệm về lĩnh vực ngành điện. Khoa Điện trường Đại học Sao Đỏ được nhà trường đầu tư trang thiết bị khang trang, hiện đại phù hợp với yêu cầu người sử dụng lao động và thực tế nghề nghiệp. Nhiều công ty, doanh nghiệp phối hợp cùng khoa và nhà trường nhằm tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, trải nghiệm như: Công ty CP thép Hòa Phát (Hải Dương), Công ty TNHH Điện Tử Tự Động Hóa Công Nghiệp Hợp Phát (Hải Dương), Công Ty TNHH Seojin System Vina  (Bắc Ninh), Công ty TNHH AP Systems Việt Nam (Bắc Ninh)…
          Ngoài ra, trường Đại học Sao Đỏ cũng hướng đến đào tạo kỹ sư toàn diện vì vậy các kỹ năng được trau dồi như nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo, phân tích và giải quyết được các vấn đề phát sinh trong thực tiễn; khả năng giao tiếp với đồng nghiệp và các bên liên quan trong lĩnh vực công tác; khả năng thuyết trình, thảo luận, đàm phán, đóng góp và đề xuất ý kiến trong lĩnh vực công tác; khả năng thích ứng được với những thay đổi của yêu cầu nghề nghiệp; khả năng làm việc độc lập…

Để hỗ trợ cho sinh viên tìm kiếm việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp ra trường và trải nghiệm thực tế, phòng Hợp tác đào tạo và Xúc tiến việc làm, Đại học Sao Đỏ đã có mối quan hệ gắn kết với các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước, thường xuyên giới thiệu, tư vấn việc làm cho sinh viên. Kết quả là hầu hết sinh viên ngành kỹ thuật điện, điện tử nói riêng và sinh viên Đại học Sao Đỏ nói chung đều có việc làm phù hợp theo yêu cầu sau khi tốt nghiệp.         
 

Nguồn tin: Lê Văn Thủy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây