Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thi của sinh viên

Thứ tư - 09/01/2019 15:56
Đối diện với mùa thi, sinh viên thường rất lo lắng. Ngoài những sinh viên chăm học và luôn ưu tiên việc học lên hàng đầu thì cũng còn rất nhiều sinh viên ở trong tình trạng “nước đến chân mới nhảy”. Khi đó, lượng kiến thức nhiều, sinh viên không biết bắt đầu học từ đâu…
Không phân bổ thời gian làm thêm khoa học: Việc sinh viên đi làm thêm là một điều hết sức bình thường. Dù sinh viên đi làm thêm với mục đích gì thì thật đáng quý và trân trọng.Tìm kiếm một công việc part-time ngoài giờ học cũng là cách để sinh viên tích lũy kinh nghiệm, trải nghiệm cuộc sống và hiểu về giá trị thực của đồng tiền, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của bản thân.
Sinh viên Đại học Sao Đỏ làm thêm tại nhà hàng
Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp sinh viên lạm dụng việc làm thêm dẫn đến khi đến mùa thi cử thì không kịp cân đối thời gian. Bạn Nam, sinh viên Trường đại học Sao Đỏ tâm sự: “Gia đình mình cũng không mấy khá giả gì, vì vậy mà ngay từ năm nhất mình đã đi làm thêm rất nhiều công việc như nhân viên bưng bê, gia sư.. Hồi năm nhất mình bị áp lực trước kỳ thi lắm vì lượng kiến thức khá nhiều. Mình bị stress nặng, không biết ứng phó ra sao. Sau lên năm 2 thì mình cũng quen, có khi có môn cách 2 ngày thi mình mới ôn. Nhiều bạn lớp mình cũng thế”.
Sẽ học tủ: Chuyện học tủ là điều gần như xảy ra đối với tất cả sinh viên. Với khối lượng kiến thức khá nhiều, trong khi đó sinh viên chỉ học trong những ngày kiểm tra hoặc sắp thi, còn thời gian khác thì dành cho đi chơi, mua sắm, phượt, tụ tập bạn bè… Tuy nhiên, không phải lúc nào sinh viên cũng trúng tủ và việc lệch tủ hay bị tủ đè không hiếm. Nhiều sinh viên phải thi lại, học lại vì lí do này rất nhiều.  
Sẽ phao cứu trợ: Cái này chỉ dành cho những bạn... liều một chút, vì nếu bị bắt tài liệu trong phòng thi thì sẽ bị lập biên bản, trừ điểm, đình chỉ thi, "xơi" điểm 0 và bị hạ một bậc rèn luyện. Thế nên để dùng đến phao là tình thế nguy cấp và chỉ có những sinh viên “bản lĩnh” mới dám dùng. Sinh viên thường truyền tai nhau câu “không cần biết đề dễ hay khó chỉ cần giám thị “lỏng tay”. Mỗi kì thi, hiện tượng sinh viên photo phao cứu trợ đông như trẩy hội. Những chiếc phao này rất bé để tiện bề cho việc cất vào túi áo hay túi quần. Thế nên đi thi sinh viên ai cũng thích ngồi ở những khu vực được coi là “vùng sâu vùng xa” để dễ bề hoạt động.
Hãy nói " không" với phao cứu trợ !

Sẽ nhận trợ giúp từ những “đồng chí” xung quanh: Suốt mấy kì học, gần như sinh viên đã kịp làm quen với hầu hết các bạn học cùng, và khi vào thi có chăng cũng chỉ thay đổi một số vị trí ngồi hay ngồi số bạn mới mà thôi. Bởi vậy việc “hợp tác cùng có lợi” đã trở nên khá phổ biến tại các kì thi. Nhiều sinh viên khi đi thi chọn những vị trí “thiên thời địa lợi nhân hòa” gần bạn học giỏi, dễ tính. Trao đổi bài với bạn cũng rất hiếm khi bị giám thị bắt đánh dấu bài.
Phòng thi trắc nghiệm sẽ hạn chế tối đa suy nghĩ quay cóp hoặc trao đổi của sinh viên
Nhiều sinh viên với tư tưởng ỉ nại, nghĩ rằng sẽ sử dụng được phao hay nhờ được sự giúp đỡ của bạn bè trong phòng thi nên lười học. Vào phòng thi, khi giám thị coi thi xếp chỗ ngẫu nhiên, nhiều bạn học kém ngồi cùng nhau không hỏi bài nhau được dẫn đến tình trạng không làm được bài, kết quả thi không tốt. Các thầy cô coi thi chặt chẽ, không sử dụng được tài liệu trong khi không ôn tập gì khiến cho nhiều bạn pải thi lại, học lại…
Bởi vậy, dù cho học tủ, học lệch hay nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, phao cứu trợ chỉ mang tính chất may rủi, sinh viên có thể vượt qua được một hay hai môn thi nhưng lại phải thi lại hoặc thậm chí học lại rất nhiều. Khi đó, không ai giúp được nếu bản thân các bạn không cố gắng. Nếu không học không có kiến thức bạn sẽ không thể làm được bài và nhất là sau này không thể vận dụng kiến thức đó vào trong đời sống được. Không có gì là quá muộn để các bạn sinh viên bắt tay vào công cuộc ôn thi cả. Chúc các bạn có mùa thi tốt hãy bắt tay vào ôn tập ngay ôn tập ngay bây giờ không bao giờ là muộn cả.

Nguồn tin: Sinh viên Phạm Duy Kiên: ĐK8 –CNKT Điện 2 Đại học Sao Đỏ

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây