20:57 05/11/2021
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của chủng Saccharomyces cerevisiae RV002 khi lên men nguyên liệu sim được trồng và thu hoạch tại Chí Linh, Hải Dương. Các yếu tố như tỷ lệ nguyên liệu/nước (1,0/1,0 ÷ 1,0/2,0 w/v), tỷ lệ nấm men (0,15 ÷ 0,55 g/L), hàm lượng chất khô hòa tan (20 ÷ 24 oBx), pH ban đầu (3,5 ÷ 5,0), thời gian lên men (9,0 ÷ 13,0 ngày) đã được đánh giá mức độ ảnh hưởng và điều kiện phù hợp cho quá trình lên men. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thiết kế thí nghiệm đơn yếu tố, kết hợp với phần mềm SPSS 22.0, Excel 2016 để xử lý số liệu thống kê. Kết quả cho thấy sau 11,0 ngày lên men ở tỷ lệ nguyên liệu/nước là 1,0/1,5 w/v, tỷ lệ nấm men là 0,45 g/L, hàm lượng chất khô hòa tan là 23 oBx, pH ban đầu là 4,0, nhiệt độ lên men là 28 ± 2oC nấm men hoạt độ hiệu quả và cho chất lượng rượu vang sim đạt mức chất lượng cảm quan tốt (theo TCVN 3215-79). Hàm lượng ethanol đạt 12,8±0,25 (% Vol.), hàm lượng đường sót là 0,28±0,02 (g/L), hàm lượng methanol là 330±1,5 (mg/L cồn 100o), hàm lượng SO2 là 263,45±1,7 (mg/L cồn 100o), hàm lượng ester là 0,23±0,03 (g/L). Chất lượng cảm quan và hóa học phù hợp với TCVN 7045-2013 và QCVN 6-3:2010/BYT.
21:27 18/08/2021
Phân tích hồi quy là một phương pháp thống kê mà giá trị kỳ vọng của một hay nhiều biến được dự đoán dựa vào điều kiện của các biến ngẫu nhiên khác. Trong báo cáo này tác giả có sử dụng mô hình hồi quy đa biến để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chọn trường Đại học Sao Đỏ của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định chọn trường là yếu tố danh tiếng, chi phí và chuẩn chủ quan.
21:21 23/04/2021
Nghiên cứu này sử dụng mô hình nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), được thực hiện nhằm xác định các nhân tố và tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chọn trường Đại học Sao Đỏ của sinh viên. Nghiên cứu đã khảo sát 520 sinh viên hệ đại học chính quy năm thứ nhất tại trường Đại học Sao Đỏ. Dữ liệu được thu thập từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2019 bằng bảng hỏi về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chọn trường. Dữ liệu khảo sát đã được xử lý bằng SPSS 20. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định chọn trường là yếu tố danh tiếng, chi phí và chuẩn chủ quan. Từ kết quả phân tích, một số ý kiến được đề cập trong phần thảo luận như; nâng cao danh tiếng trường đại học; xây dựng mức chi phí hợp lý; quan tâm đến vai trò của các cá nhân ảnh hưởng đến quyết định chọn trường; các điều kiện học tập và đẩy mạnh công tác truyền thông.
21:15 23/04/2021
Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu khả năng hấp phụ amoni trong nước bằng than hoạt tính được điều chế từ phế phẩm mùn cưa gỗ thông. Than hoạt tính được hoạt hóa bằng phương pháp hóa học theo các giai đoạn than hóa bởi axit sunfuric 98% tại nhiệt độ 1500C, sau đó hoạt hóa bởi nhiệt độ 5000C và 7000C lần lượt trong 60 phút và 30 phút. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ amoni của than hoạt tính được khảo sát gồm: pH, nồng độ chất hấp phụ, thời gian hấp phụ, động học hấp phụ được nghiên cứu bởi các mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir, Freundlich. Kết quả cho thấy tại các điều kiện thích hợp như: nhiệt độ 250C, pH= 7, nồng độ chất hấp phụ 2 (g/l), nồng độ amoni 40 (mg/l). Kết quả thực nghiệm cho thấy quá trình hấp phụ tuân theo mô hình Langmuir với hệ số tương quan R2 đạt giá trị 98,88%.
15:11 14/03/2019
Ngày 14 tháng 3 năm 2019, bộ môn Toán đã tổ chức seminar với chủ đề “Phân tích dữ liệu sơ bộ bằng SPSS các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên”
15:14 27/12/2018
Thời sinh viên của tôi (cách đây đã 10 năm rồi) luôn có câu truyền miệng rằng: “Bốn năm là tám kỳ thi - Học xong đại học còn gì là xuân”. Điều đó chứng tỏ rằng có áp lực không nhỏ đối với sinh viên qua những kỳ thi. Bây giờ, với tư cách là một giảng viên, tôi cho rằng để đạt được kết quả tốt trong các kỳ thi, sinh viên phải có sự chuẩn bị tốt một số yếu tố sau:
08:42 27/08/2018
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành điều chế chitosan từ phế phẩm vỏ tôm bằng phương pháp hóa học thông qua các giai đoạn khử khoáng, khử protein và deacetyl. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng trong phản ứng deacetyl bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa điều kiện phản ứng bằng phương pháp Box Willson. Màng chitosan/ TiO2 điều chế bằng phương pháp sol-gel. Phương pháp kính hiển vi điện tử quét được sử dụng để nghiên cứu hình thái bề mặt. Khả năng kháng nấm mốc của vật liệu chitosan/ TiO2 được khảo sát trên các yếu tố như hàm lượng chitosan/ môi trường Czapek và hàm lượng TiO2/chitosan. Kết quả cho thấy tại các điều kiện phản ứng deacetyl: nồng độ NaOH 50%, nhiệt độ 920C và thời gian phản ứng 5.3h, độ deacetyl đạt 91.9% và độ nhớt đạt 1163 cps. Khả năng kháng nấm cao nhất khi sử dụng chitosan/môi trường 6% và hàm lượng TiO2/chitosan 3%.
08:43 18/05/2018
Tham dự Hội giảng Giáo viên dạy giỏi năm học 2017-2018, khoa Khoa Học Cơ Bản có một đồng chí tham gia, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực không ngừng của đồng chí giảng viên, Khoa cũng tạo mọi điều kiện để đồng chí tham gia có mọi yếu tố thuận lợi để hoàn thành tốt bài giảng.