14:56 12/12/2017
Để tìm nghiệm đúng của phương trình phi tuyến là một vấn đề khá khó khăn khi giải toán. Có nhiều bài ta chỉ tìm được nghiệm gần đúng. Đối với phương trình phi tuyến ta có thể sử dụng một số phương pháp giải như: phương pháp lặp đơn, phương pháp dây cung, phương pháp Newton, Raphson…Ta cũng có thể sử dụng phần mềm Maple để giải.
00:48 11/11/2017
Để tính luỹ thừa của một ma trận vuông A, ta có thể dùng những phương pháp đã biết. Chẳng hạn dự đoán công thức và chứng minh bằng quy nạp; tách ra thành tổng của một ma trận đơn vị với một ma trận khác và dùng khai triển Newton, tìm một số mũ r thích hợp...Bài viết này giới thiệu phương pháp chéo hóa.
00:32 11/11/2017
Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp hiệu quả trong việc rèn luyện cho sinh viên khả năng làm việc tập thể, xây dựng kĩ năng hợp tác trong công việc, là kĩ năng cần thiết cho sinh viên sau khi ra trường.
00:16 11/11/2017
Bài viết trình bày phương pháp bình phương tối thiểu cho một chuỗi thời gian cũng như trong việc kết hợp các mô hình dự báo khác nhau. Tính hiệu quả của phương pháp được minh họa thông qua ví dụ thực tế. Kết quả cho thấy, việc kết hợp nhiều mô hình dự báo bằng phương pháp bình phương tối thiểu cho sai số trung bình bé hơn so với các mô hình dự báo thông thường.
00:09 11/11/2017
Phương trình đạo hàm riêng thường xuyên xuất hiện trong các bài toán ứng dụng của lý thuyết thuỷ động học, cơ học lượng tử, điện học, điện - từ trường,… Đa số các bài toán này rất phức tạp, nhiều bài toán không có nghiệm theo nghĩa cổ điển. Vấn đề tìm nghiệm đúng của các phương trình đạo hàm riêng không thể và cũng không cần thực hiện trong mọi trường hợp. Bởi vậy, ta dẫn đến việc chỉ tìm được nghiệm gần đúng của các phương trình đạo hàm riêng và cũng từ đó xuất hiện các phương pháp để giải gần đúng các phương trình đó.