SỬ DỤNG DÃY SỐ DƯƠNG DELTA ĐỂ KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG GIBBS CỦA HÀM XẤP XỈ WAVELETS TRONG PHÂN GIẢI TÍN HIỆU  XỬ LÝ THÔNG TIN

SỬ DỤNG DÃY SỐ DƯƠNG DELTA ĐỂ KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG GIBBS CỦA HÀM XẤP XỈ WAVELETS TRONG PHÂN GIẢI TÍN HIỆU XỬ LÝ THÔNG TIN

  •   09/06/2020 11:01:00 AM
  •   Đã xem: 1009

Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu về sự tồn tại của hiện tượng Gibbs đối với hàm xấp xỉ Wavelets của hàm bước nhảy có điểm gián đoạn và chỉ ra hiện tượng Gibbs gần bước nhảy. Đồng thời khắc phục hiện tượng Gibbs ta sẽ sử dụng dãy số dương delta

Nghiên cứu khả năng hấp phụ thuốc nhuộm Chrysoidine của vật liệu compozit chế tạo từ đất sét Trúc Thôn, ứng dụng xử lý nước thải công nghiệp dệt nhuộm.

Nghiên cứu khả năng hấp phụ thuốc nhuộm Chrysoidine của vật liệu compozit chế tạo từ đất sét Trúc Thôn, ứng dụng xử lý nước thải công nghiệp dệt nhuộm.

  •   02/10/2019 04:31:00 AM
  •   Đã xem: 1421

Đất sét Trúc Thôn là nguồn nguyên liệu tự nhiên, sẵn có ở Chí Linh, Hải Dương. Việc sử dụng các đặc tính lý hóa của sét Trúc Thôn mang lại nhiều ứng dụng hiệu quả cao trong thực tế. Một trong các ứng dụng quan trọng đó là để xử lý nước thải dệt nhuộm.

Congeneric measurement model

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH ALPHA VÀ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA TRONG CÁC PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG

  •   28/08/2019 08:20:00 PM
  •   Đã xem: 2626

Phân tích EFA là một bước rất quan trọng khi thực hiện phân tích dữ liệu định lượng bằng SPSS trong một bài nghiên cứu khoa học. Khi kiểm định một lý thuyết khoa học, chúng ta cần đánh giá độ tin cậy của thang đo (phân tích Cronbach Alpha) và giá trị của thang đo (EFA).

Sự ổn định mũ của hệ phương trình vi phân phi tuyến theo phương pháp hàm Lyapunov

Sự ổn định mũ của hệ phương trình vi phân phi tuyến theo phương pháp hàm Lyapunov

  •   21/04/2019 10:40:00 PM
  •   Đã xem: 2153

Trong bài báo này, chúng tôi sử dụng phương pháp hàm Lyapunov đưa ra điều kiện đủ để hệ phương trình vi phân phi tuyến ổn định mũ bằng cách xác định tựa hàm Lyapunov. Ngoài ra, trong trường hợp phương trình vi phân phi tuyến có điểm cân bằng ổn định, thì chỉ ra được công thức xác định hàm Lyapunov trong lân cận compact của điểm cân bằng.

Capture

Nghiên cứu cơ chế phản ứng của gốc tinyl (C2H) với phân tử silan

  •   26/02/2019 04:10:00 AM
  •   Đã xem: 1984

Các cơ chế phản ứng của gốc etinyl (C2H) với phân tử silan (SiH4) được nghiên cứu bằng phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT) B3LYP với bộ hàm cơ sở 6-311++G(d,p) và 6-311++G(3df,2p). Từ đó thiết lập được bề mặt thế năng của hệ phản ứng. Kết quả tính toán cho thấy sản phẩm của phản ứng có thể là: SiH3 + C2H2, HCCSiH3 + H, C2H4 + SiH, HHCCSiH2 + H, HSiCHCH2 + H, SiCH2 + CH3, SiCH2CH2 + H, SiCHCH3 + H, SiH3 + HHCC. Tuy nhiên sự hình thành SiH3 + C2H2, C2H4 + SiH là thuận lợi nhất. Nghiên cứu này là một đóng góp cho sự hiểu biết về các cơ chế phản ứng của gốc ethynyl với nhiều gốc tự do và phân tử nhỏ trong khí quyển và sự đốt cháy.

Capturtttte

Nghiên cứu động học, các mô hình đẳng nhiệt và tối ưu hóa quá trình hấp phụ ion chì bằng chitosan

  •   21/01/2019 03:18:00 AM
  •   Đã xem: 2143

Trong nghiên cứu này, bằng phương pháp hấp phụ chúng tôi sử dụng chitosan để xử lý nước ô nhiễm ion kim loại chì. Sử dụng quy hoạch thực nghiệm xác định được các điều kiện tối ưu gồm pH bằng 6,1, nồng độ Pb(II) 1,1 (mg/l) và thời gian 23 phút thì dung lượng hấp phụ cực đại đạt 24,6 (mg/g) và hiệu suất hấp phụ đạt 98,56 (%).

THEORETICAL STUDY ON THE REACTION MECHANISM OF CO2 FORMATION FROM ACYLOXY RADICALS

THEORETICAL STUDY ON THE REACTION MECHANISM OF CO2 FORMATION FROM ACYLOXY RADICALS

  •   26/12/2018 02:14:00 AM
  •   Đã xem: 1304

The decomposition mechanism of acyloxy radicals has been studied by the Density Functional Theory (DFT) using B3LYP functional in conjunction with the 6-311++G(d,p) and 6-311++G(3df,2p) basis sets. The potential energy profiles for reaction systems were generally established.

Capture

Nghiên cứu lý thuyết khả năng phản ứng của axit isocyanic HNCO dựa vào độ mềm cục bộ và hàng rào thế năng

  •   21/10/2018 11:21:00 AM
  •   Đã xem: 1473

Khả năng phản ứng của axit isocyanic HNCO với các gốc CH3, NH2, OH được nghiên cứu bằng phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT) B3LYP, với mục đích chúng tôi so sánh khả năng phản ứng theo hai phương pháp là độ mềm cục bộ và hàng rào năng lượng. Kết quả cho thấy sử dụng độ mềm để dự đoán phản ứng trong trường hợp này chưa tối ưu. Tính toán hàng rào năng lượng là phù hợp, với vị trí tấn công vào H là thuận lợi nhất, O kém thuận lợi nhất. Như vậy, hệ phản ứng không có sự phù hợp tốt giữa hàng rào năng lượng và độ mềm cục bộ, nên dựa vào hàng rào năng lượng và thực nghiệm để dự đoán khả năng phản ứng của các tác nhân vào các vị trí khác nhau trong phân tử.

Hiệu chỉnh bài toán cân bằng giả đơn điệu

Hiệu chỉnh bài toán cân bằng giả đơn điệu

  •   16/10/2018 08:20:00 AM
  •   Đã xem: 1432

Trong bài toán hiệu chỉnh nếu f là một song hàm đơn điệu thì bài toán hiệu chỉnh luôn có duy nhất nghiệm. Tuy nhiên, nếu f là một song hàm giả đơn điệu thì bài toán hiệu chỉnh không còn là đơn điệu mạnh hay đơn điệu, thậm chí không là giả đơn điệu. Do đó bài toán hiệu chỉnh nói chung không có nghiệm duy nhất, thậm chí tập nghiệm là không lồi.

Dự báo quá trình hữa hạn các quan sát

Dự báo quá trình hữa hạn các quan sát

  •   13/10/2018 10:18:00 PM
  •   Đã xem: 1220

Trong trình bày này, chúng tôi giới thiệu một số quá trình dừng quan trọng và trình bày dự báo một số quá trình dừng trong trường hợp vô hạn các quan sát bằng công thức dự báo Wiener-Kolmogorov. Trình bày kết quả dự báo bằng sử dụng phần mềm R cho bộ dữ liệu cụ thể.

thiết bị thí nghiệm vật lý

Tổ chức dạy học theo dự án

  •   20/09/2018 10:54:00 PM
  •   Đã xem: 1512

Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học vừa có tính hợp tác, vừa có tính thực tiễn cao. Bài viết này trình bày trường hợp áp dụng phương pháp dạy học theo dự án khi giảng dạy bài “phản ứng hạt nhân” trong môn Vật lý ở trường Sĩ quan phòng hóa. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy, việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án bài “phản ứng hạt nhân” hoàn toàn có thể thực hiện được và mang lại hiệu quả to lớn, nó phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, giúp cho người học đến gần hơn với thực tiễn.


Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây