Nghiên cứu đặc tính đất sét Trúc Thôn và đánh giá khả năng  ứng dụng của vật liệu trong mĩ phẩm

Nghiên cứu đặc tính đất sét Trúc Thôn và đánh giá khả năng ứng dụng của vật liệu trong mĩ phẩm

 22:09 01/12/2021

Bài báo này sử dụng phương pháp phân tán và li tâm để phân riêng đất sét Trúc Thôn theo kích thước hạt. Các hạt đất sét thu được có kích thước trong khoảng 220nm – 530nm. Bằng các phương pháp phân tích hiện đại như phổ nhiễu xạ tia X (XRD), phổ huỳnh quang tia X (XRF), phổ khối lượng cao tần cảm ứng plasma ICP trên thiết bị ICP- OES đã xác định được thành phần khoáng chất gồm các khoáng mica muscovite, quazt, kaolinite, CaCO3, kyanite; thành phần hóa học chủ yếu là Al2O3, SiO2, K2O... Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, vật liệu đất sét đỏ Trúc Thôn còn chứa kim loại nặng với hàm lượng PbO là 130ppm, V2O5 là 324ppm; đất sét trắng có hàm lượng Pb là 80.130 ppm, hàm lượng As là 2.159ppm, Hg là 0.074ppm. Thay đổi pH của dung dịch đất sét bằng dung dịch HCl, đã tách được một lượng chì đáng kể (giảm 78%) trong mẫu, hàm lượng Pb còn lại 18.333 ppm.

Sáng tạo Vật Lý: Hệ thống trồng rau thủy canh

Sáng tạo Vật Lý: Hệ thống trồng rau thủy canh

 16:41 22/03/2019

Thủy canh được định nghĩa là một phương pháp trồng cây trong nước dựa trên dung dịch dinh dưỡng cần thiết để cung cấp cho cây. Thủy canh không cần sử dụng đến đất, thay vào đó cây được trồng trong giá thể ( như xơ dừa, mùn cưa, than bùn rêu…) và rễ cây tiếp xúc trực tiếp với dung dịch dinh dưỡng, đồng thời cây được hấp thụ khí oxy, và các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của cây như nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.

Chitosan

Điều chế chitosan và ứng dụng trong xử lý nấm mốc.

 15:56 09/03/2018

Chitosan từ chitin mang nhiều đặc tính ưu việt như: tính tương thích sinh học, nguồn gốc tái tạo, không độc hại, không gây dị ứng và phân hủy sinh học trong cơ thể, kháng nấm, kháng khuẩn, kháng thể, miễn dịch, chống huyết khối và có thể chế biến với các hình dạng khác nhau tùy vào nhu cầu sử dụng như: sơi, bột, màng, hạt, bọt biển, dung dịch, gel, viên nang…

Nghiên cứu biến tính bùn đỏ sau quá trình chế biến bauxit Tây Nguyên thành vật liệu hấp phụ hiệu quả ion florua

Nghiên cứu biến tính bùn đỏ sau quá trình chế biến bauxit Tây Nguyên thành vật liệu hấp phụ hiệu quả ion florua

 15:35 27/12/2017

Một lượng lớn bùn thải đã được tạo ra trong quá trình khai thác, sản xuất nhôm ôxit với quy mô công nghiệp và nếu không được xử lý kịp thời, lượng bùn thải đó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường sinh thái. Vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi đề xuất một biện pháp biến tính bùn đỏ ứng dụng trong hấp phụ xử lý nguồn nước bị ô nhiễm florua. Bùn đỏ được hòa tách bằng axit, phần dung dịch sau khi hòa tách được dùng để trung hòa bùn đỏ thô ban đầu. Bùn đỏ sau khi xử lý đạt môi trường trung tính, diện tích bề mặt riêng tăng từ 54,68 (m2/g) đến 85,5 (m2/g) hoặc 91,56 (m2/g) tùy vào axit ban đầu. Hiệu suất hấp phụ ion florua đạt cao nhất trong môi trường pH = 3; quá trình hấp phụ diễn ra nhanh, sau 30 phút đạt 98% giá trị cân bằng; hiệu suất hấp phụ với dung dịch chứa F- với nồng độ 30 (ppm) thì sử dụng bùn đỏ với lượng 7 (g/l) là thích hợp.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây