Nghiên cứu biến tính bùn đỏ sau quá trình chế biến bauxit Tây Nguyên thành vật liệu hấp phụ hiệu quả ion florua

Thứ tư - 27/12/2017 15:35
Một lượng lớn bùn thải đã được tạo ra trong quá trình khai thác, sản xuất nhôm ôxit với quy mô công nghiệp và nếu không được xử lý kịp thời, lượng bùn thải đó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường sinh thái. Vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi đề xuất một biện pháp biến tính bùn đỏ ứng dụng trong hấp phụ xử lý nguồn nước bị ô nhiễm florua. Bùn đỏ được hòa tách bằng axit, phần dung dịch sau khi hòa tách được dùng để trung hòa bùn đỏ thô ban đầu. Bùn đỏ sau khi xử lý đạt môi trường trung tính, diện tích bề mặt riêng tăng từ 54,68 (m2/g) đến 85,5 (m2/g) hoặc 91,56 (m2/g) tùy vào axit ban đầu. Hiệu suất hấp phụ ion florua đạt cao nhất trong môi trường pH = 3; quá trình hấp phụ diễn ra nhanh, sau 30 phút đạt 98% giá trị cân bằng; hiệu suất hấp phụ với dung dịch chứa F- với nồng độ 30 (ppm) thì sử dụng bùn đỏ với lượng 7 (g/l) là thích hợp.

   

Nguồn tin: Lê Văn Thủy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây