THÀNH TỰU TOÁN HỌC CỦA ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

Thứ tư - 10/05/2023 16:18
Đánh giá sự đóng góp của Ấn Độ, nhà toán học Laplace đã nói: " Chúng ta càng khâm phục công trình của người Ấn Độ khi chúng ta nghĩ rằng hai thiên tài cổ Hy Lạp là Archimedes và Apollonius đã nghiên cứu mà không tìm ra được cách ghi số tốt nhất."

Vì không có tài liệu xác thực nên người ta biết rất ít về nền toán học Ấn Độ cổ đại. Từ một thành phố cổ ở Mohenjo Daro khoảng 5000 năm trước với đường phố rộng rãi, nhà cửa có cả phòng tắm bằng gạch ngói lát gạch vuông cùng hệ thống tiêu nước đô thị và những hồ bơi công cộng cho thấy nền văn minh của cổ Ấn Độ đã đạt một trình độ cao. Họ đã có hệ thống chữ viết, tính toán, cân đong, đo lường, và có những kênh đào dùng cho việc tưới tiêu. Tất cả các loại đó đòi hỏi phải có một nền toán học cơ bản và đạt trình độ cao. Ấn Độ có công lớn khi phát minh ra số 0, số âm, hệ thống ghi số theo nguyên tắc vị trí và sáng tạo ra môn Đại số học. Ấn Độ cổ đại đã phát triển phương pháp giải phương trình bậc hai, đã đưa ra nhiều định lý toán học quan trọng như định lý Pythagoras, định lý Euclid và định lý Brahmagupta, đã phát triển các thuật toán toán học như thuật toán Euclid để tìm ước chung lớn nhất của hai số nguyên. Tất cả những thành tựu này đã làm nền tảng cho sự phát triển toán học trong thời kỳ sau này và ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới.              

hiên 2
hiên 3

Nền toán học cổ Ấn Độ nghiên cứu về thuật tính. Họ ít quan tâm đến hệ thống lý luận suy diễn. Sở dĩ nền toán học Ấn Độ có khuynh hướng nghiên về thuật tính là vì nhu cầu kinh tế thương mại của đời sống xã hội. Việc buôn bán cổ xưa đã làm cho xã hội Ấn Độ cổ xưa quan tâm đến nguồn thu, doanh lợi, đến số liệu và tính toán.

Nguồn: Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây