Vì sao muối có thể làm tan đá?

Thứ hai - 10/04/2023 21:42
Muối làm tan đá không phải là điều xa lạ trong cuộc sống. Dựa vào cơ chế và tính chất của các phân tử có trong muối và nước mà các nhà khoa học đã nghiên cứu. Các thí nghiệm cho thấy muối làm tan đá rất nhanh và hiệu quả giúp ích rất nhiều trong cuộc sống
phương 1
phương 2
Một viên muối đang làm tan tuyết ở xung quanh nó
Một thí nghiệm nhỏ
Cho vài cục đá lạnh vào cái ly. Rắc muối lên rồi đặt nhiệt kế vào ly. Sau vài phút, thấy một phần đá trong ly tan thành nước và nhiệt kế hiển thị -1°C, -5°C, rồi -10°C …
Tại sao nước đá có thể đạt đến nhiệt độ âm trong môi trường khí quyển bình thường ?
Trong điều kiện nhiệt độ, áp suất khí quyển, nhiệt nóng chảy của nước đá (hay còn gọi nhiệt đông đặc của nước) là 0oC. Trong cùng điều kiện đó nhưng có thêm muối, nhiệt đông đặc của nước có thể giảm xuống dưới 0oC. Khi đó, càng nhiều đá bị tan thành nước thì nhiệt độ càng hạ thấp cho đến khi đá tan hoàn toàn.
phương 6
 
Khi thêm nước muối (brine) vào đá (ice). Nhiệt đông đặc của đá giảm và đá sẽ tan.
Đá tan vì liên kết giữa các phân tử nước bị phá vỡ, do đó quá trình đòi hỏi một lượng nhiệt lớn từ môi trường xung quanh: tức là hỗn hợp nước đá-muối sẽ càng lạnh hơn khi đá càng tan, và dừng lại khi đá tan hoàn toàn hay lúc hỗn hợp đạt đến điểm đông đặc của nước muối. Điểm đông của dung dịch muối NaCl là −21°C (252,15 K, −6°F), của dung dịch muối CaCl2 là -40°C (233,15 K, -40°F).
phương 3
 
Quá trình hạ nhiệt độ đông đặc của nước đá cần nhiều nhiệt từ môi trường xung quanh cho đến khi đá tan
hoặc hỗn hợp đạt đến nhiệt độ đông đặc của nước muối
Chính vì tính chất này mà hỗn hợp nước đá có muối được ứng dụng trong kỹ thuật làm tan băng trên đường phố, ở sân bay …
Vì sao đá tan khi thêm muối vào?
Ngay tại bề mặt tiếp xúc giữa đá và nước, thường xuyên xảy ra hai quá trình đối lập: quá trình đá tan chảy và quá trình nước bị đông đặc lại. Ngay cả khi hệ đạt đến trạng thái cân bằng (khi mà nước hoàn toàn đông đặc thành đá hoặc đá hoàn toàn tan chảy thành nước) thì hai quá trình này vẫn xảy ra, nhưng ở mức độ cân bằng. Nếu chúng ta hạ nhiệt độ xuống thì quá trình tan chảy giảm, do đó mà điểm đông đặc cũng giảm và quá trình đông đặc xảy ra mạnh mẽ hơn, tạo ra nhiều đá hơn là nước lỏng. Nếu chúng ta tăng nhiệt độ, quá trình ngược lại sẽ xảy ra.
phuowg 4
Tại 0oC, số lượng phân tử nước tách ra và liên kết trở lại bề mặt đá là bằng nhau.
phương 5
Khi muối (phân tử màu đỏ) được thêm vào, số lượng phân tử nước quay lại để tạo đá ít hơn lượng phân tử nước tách ra.
Nếu chúng ta cho muối (hoặc bất kỳ chất nào có thể hòa tan) vào nước, các phân tử nước sẽ bị giữ lại giữa phân tử muối và phải tốn thời gian nhiều hơn để chúng có thể quay trở lại tạo đá, do đó quá trình đông đặc sẽ chậm, quá trình tan chảy thì không thay đổi. Ở nhiệt độ thấp hơn, quá trình đông đặc xảy ra mạnh mẽ hơn, làm hạ nhiệt độ đông đặc dưới 0°C. Trong thực tế, nhiệt độ mà hỗn hợp nước đá và muối có thể đạt được là -180°C.
Nguồn: Hoahocngaynay

 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây