Việc thường xuyên vận dụng toán học vào thực tế sẽ giúp người học nhìn thấy những khía cạnh toán học ở các tình huống thường gặp trong cuộc sống, tăng cường khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống bằng tư duy toán học, giúp tập luyện thói quen làm việc khoa học, nâng cao ý thức tối ưu hóa trong lao động ….
Ô nhiễm môi trường là vấn đề rất quan trọng mang tính chất toàn cầu. Đặc biệt là ô nhiễm không khí. Chúng ta có thể sử dụng ứng dụng của phương trình đạo hàm riêng để giải quyết các mô hình bài toán ô nhiễm không khí và nguồn nước. Tìm hiểu ứng dụng của phương trình đạo hàm riêng trong giải bài toán ô nhiễm không khí
Nghiên cứu khoa học luôn được coi là một trong những hoạt động quan trọng nhất của sinh viên tại các trường đại học. Hoạt động này đã thật sự thu hút, lan tỏa sâu rộng tới sinh viên. Sinh viên cũng hào hứng với hoạt động nghiên cứu khoa học.
Túi nilon đã trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng, đặc biệt là các hoạt động thương mại dân sinh. Với ưu điểm tiện dụng, bền, giá thành thấp nên túi nilon có mặt hầu như khắp mọi nơi. Do đó số lượng túi được thải ra môi trường ngày càng gia tăng. Đặc biệt nguy hại hơn khi ở môi trường tự nhiên một túi nilon phải mất 200 đến 500 năm mới phân hủy gây nên hiện tượng ô nhiễm nặng nề và trở thành một vấn nạn bức xúc đối với xã hội.
Đất sét Trúc Thôn là nguồn nguyên liệu tự nhiên, sẵn có ở Chí Linh, Hải Dương. Việc sử dụng các đặc tính lý hóa của sét Trúc Thôn mang lại nhiều ứng dụng hiệu quả cao trong thực tế. Một trong các ứng dụng quan trọng đó là để xử lý nước thải dệt nhuộm.
Việc vận dụng kiến thức toán học vào giải các bài toán thực tiễn là vấn đề quan trọng trong dạy học toán. Các bài toán thực tiễn là nguồn gốc, là động lực phát triển của kiến thức toán học. Trong quá trình giảng dạy toán, nếu chỉ ra được các bài toán từ thực tiễn sẽ tạo hứng thú, động lực người học. Trong bài viết này, tôi sẽ nêu ra một vài bài toán thực tiễn liên quan đến phần tích phân trong toán học như: Bài toán tính diện tích, thể tích, diện tích xung quanh; Bài toán tính vận tốc, quãng đường của vật thể chuyển động ….
Làm thế nào chỉ với một bộ mẫu dữ liệu và sử dụng thông tin tiên nghiệm để có thể ước lượng giá trị của tham số tại thời điểm thu thập dữ liệu đó? Thống kê Bayes là một trong những câu trả lời cho câu hỏi này. Khởi điểm của phương pháp này là định lý Bayes quen thuộc. Đây là một lĩnh vực khá thú vị, mới và mang màu sắc hiện đại
Phân tích EFA là một bước rất quan trọng khi thực hiện phân tích dữ liệu định lượng bằng SPSS trong một bài nghiên cứu khoa học. Khi kiểm định một lý thuyết khoa học, chúng ta cần đánh giá độ tin cậy của thang đo (phân tích Cronbach Alpha) và giá trị của thang đo (EFA).
Trong bài báo này, chúng tôi sử dụng phương pháp hàm Lyapunov đưa ra điều kiện đủ để hệ phương trình vi phân phi tuyến ổn định mũ bằng cách xác định tựa hàm Lyapunov. Ngoài ra, trong trường hợp phương trình vi phân phi tuyến có điểm cân bằng ổn định, thì chỉ ra được công thức xác định hàm Lyapunov trong lân cận compact của điểm cân bằng.
Các cơ chế phản ứng của gốc etinyl (C2H) với phân tử silan (SiH4) được nghiên cứu bằng phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT) B3LYP với bộ hàm cơ sở 6-311++G(d,p) và 6-311++G(3df,2p). Từ đó thiết lập được bề mặt thế năng của hệ phản ứng. Kết quả tính toán cho thấy sản phẩm của phản ứng có thể là: SiH3 + C2H2, HCCSiH3 + H, C2H4 + SiH, HHCCSiH2 + H, HSiCHCH2 + H, SiCH2 + CH3, SiCH2CH2 + H, SiCHCH3 + H, SiH3 + HHCC. Tuy nhiên sự hình thành SiH3 + C2H2, C2H4 + SiH là thuận lợi nhất. Nghiên cứu này là một đóng góp cho sự hiểu biết về các cơ chế phản ứng của gốc ethynyl với nhiều gốc tự do và phân tử nhỏ trong khí quyển và sự đốt cháy.
Trong nghiên cứu này, bằng phương pháp hấp phụ chúng tôi sử dụng chitosan để xử lý nước ô nhiễm ion kim loại chì. Sử dụng quy hoạch thực nghiệm xác định được các điều kiện tối ưu gồm pH bằng 6,1, nồng độ Pb(II) 1,1 (mg/l) và thời gian 23 phút thì dung lượng hấp phụ cực đại đạt 24,6 (mg/g) và hiệu suất hấp phụ đạt 98,56 (%).
The decomposition mechanism of acyloxy radicals has been studied by the Density Functional Theory (DFT) using B3LYP functional in conjunction with the 6-311++G(d,p) and 6-311++G(3df,2p) basis sets. The potential energy profiles for reaction systems were generally established.
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, do nhu cầu nghiên cứu các tính chất định tính các mô hình điều khiển kỹ thuật, người ta bắt đầu nghiên cứu tính ổn định các hệ điều khiển như bài toán điều khiển được, bài toán ổn định hoá, điều khiển tối ưu, vv…. Các bài toán kỹ thuật này thường được mô tả bởi các hệ phương trình vi phân. Do đó, sự ổn định nghiệm của hệ phương trình vi phân sẽ quyết định tính ổn định của hệ thống điều khiển.
Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến một số phương pháp xét sự ổn định của hệ phương trình vi phân tuyến tính.
Sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi phải có thiết bị máy móc hiện đại hỗ trợ, và để thỏa mãn nhu cầu đó phải cần có một hợp kim mới đáp ứng. Ví dụ sự phát triển nhảy vọt của ngành hàng không (1903) gắn với việc ra đời của hợp kim Đu ra, gắn liền với phát triển cơ khí là thép không rỉ (1912), hợp kim Ti (1960), thép kết cầu có đệ bền cao (1965), kim loại nhớ hình (1990)…Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu để tạo ra các hợp kim có tính năng ngày càng ưu việt hơn về cả cơ tính lẫn các tính chất vật lý, hóa học đặc biệt
Khả năng phản ứng của axit isocyanic HNCO với các gốc CH3, NH2, OH được nghiên cứu bằng phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT) B3LYP, với mục đích chúng tôi so sánh khả năng phản ứng theo hai phương pháp là độ mềm cục bộ và hàng rào năng lượng. Kết quả cho thấy sử dụng độ mềm để dự đoán phản ứng trong trường hợp này chưa tối ưu. Tính toán hàng rào năng lượng là phù hợp, với vị trí tấn công vào H là thuận lợi nhất, O kém thuận lợi nhất. Như vậy, hệ phản ứng không có sự phù hợp tốt giữa hàng rào năng lượng và độ mềm cục bộ, nên dựa vào hàng rào năng lượng và thực nghiệm để dự đoán khả năng phản ứng của các tác nhân vào các vị trí khác nhau trong phân tử.