Lá đổi màu vào mùa thu

Thứ tư - 04/05/2022 22:12
Hiện tượng lá đổi màu đẹp mắt từ xanh lục sang vàng nâu hoặc đỏ vào mùa thu, đã thu hút sự tò mò của không ít các nhà khoa học và họ đã tìm ra lời giải đáp từ chất hóa học bên trong những chiếc lá thu ấy.
Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi màu của lá vào mùa thu: sắc tố của lá, độ dài ngày và đêm, điều kiện thời tiết. Trong đó, độ dài ngày-đêm và thời tiết có ảnh hưởng lớn nhất.
Các chất hóa học quy định màu sắc khác nhau cho lá
Chlorophyll (diệp lục tố): thể hiện màu xanh lục thường thấy trên lá. Chất này rất cần thiết cho quá trình quang hợp tạo ra đường cung cấp cho cây.
Cấu trúc hóa học Chlorophyll
Carotenoids: thể hiện màu vàng, cam hoặc nâu cho lá như trong một số loại thực vật: ngũ cốc, ca-rốt, chuối…
Anthocyanins: quy định màu đỏ cho lá như trong táo đỏ, nho, dâu tây, che-ri,…
phuong 2
Cấu trúc của  Anthocyanin
Cả 3 chất trên đều tồn tại sẵn trong lá. Bình thường lá có màu xanh lục, khi đêm kéo dài, chất diệp lục giảm dần rồi mất hẳn. Để lộ ra màu vàng nâu hoặc đỏ bởi carotenoids và anthocyanins.
phuong 3
Lá đang đổi màu, chỉ còn diệp lục tố ở gân lá
Mỗi loài thực vật khi đến thu sẽ cho một màu lá khác nhau và thời gian đổi màu cũng khác nhau. Trong các yếu tố của thời tiết, nhiệt độ và độ ẩm có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự đổi màu của lá. Đặc biệt một chuỗi ngày liên tiếp có nắng ấm ban ngày và lạnh lẽo ban đêm là thời gian mà lá thu đổi màu đẹp mắt nhất.
phuong 4
Mỗi loài thực vật khi đến thu sẽ cho một màu lá khác nhau và thời gian đổi màu cũng khác nhau.
Độ ẩm trong đất cũng ảnh hưởng đến sự đổi màu của lá. Vì vậy khi kết hợp sự thay đổi của độ ẩm và thời tiết khác nhau sẽ dẫn đến các mùa thu khác nhau, màu sắc lá của cùng một loài thực vật trong hai mùa thu khác nhau sẽ không hoàn toàn giống nhau.
Vì sao cây rụng lá vào cuối thu
Khi ngày bắt đầu ngắn đi, đêm bắt đầu dài hơn thì lá cũng bắt đầu rơi. Gân lá có chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng giữa lá và nhánh cây bị tắc nghẽn khi thời tiết thay đổi. Khiến cho một lượng đường đã được lá tổng hợp không thể chuyển qua thân cây mà tích tụ trong lá, làm giảm hàm lượng diệp lục tố và tăng hàm lượng anthocyanin. Sự ngăn cách này tăng dần đến khi lá không còn nối tiếp được với cành và rơi xuống. Một số loài cây khác như thông, có lá hình kim, không đổi màu trong mùa thu.
Lý do hiện tượng lá đổi màu trong mùa thu rất cần thiết cho một số loài thực vật là vấn đề vẫn còn đang được tranh cãi. Một số giả thiết cho rằng đây là cách mà cây dùng để tự bảo vệ và chống chọi với mùa đông khác nghiệt. Chất anthocyanin có tác dụng bảo vệ lá cây khỏi những tia nắng nguy hại khi nhiệt độ xuống thấp trong mùa thu. Nhưng giả thiết này không giải thích được tại sao lá cây lại rụng sau đó. Một giả thiết khác cho rằng đây là cách mà cây báo hiệu cho các loài động vật biết mùa đông sắp đến.
 
 

Nguồn tin: Hóa học ngày nay

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây