Có những người không thích Toán nên cho rằng Toán Học là khô khan, vì những đẳng thức, phương trình gồm toàn những ký hiệu cộng trừ nhân chia...,ngoài ra có những danh từ kỹ thuật, nếu không học Toán, thì không biết đến, như " Nhóm ", " Vành", " Không gian vectơ ", " Độc lập tuyến tính "... Có lẽ vì vậy mà những người yêu Toán lại đặt ra những bài thơ nhí nhảnh để giới thiệu những bài toán vui, hay để tỏ con tim của họ cũng rung động " không biết mấy chu kỳ " trước một sắc đẹp, trước một bài toán hay. Thơ Toán trong dân gian, cũng như Ca Dao, Tục Ngữ là những bài, những câu thơ tuyệt tác, khó mà trau chuốt lại được, nếu không muốn mất đi tính chất bình dân và độc đáo của chúng. Vì vậy Thơ Toán cũng như Ca Dao, Tục Ngữ không có tác giả, mà tác giả là toàn thể đại chúng của các thế hệ trước. Chúng ta hãy nghe một câu Đố Ca Dao : Mặt em phương tượng chữ điền,
Và một bài thơ Toán Dân Gian, cũng là một câu Đố Ca Dao nhí nhảnh :
Da em thì trắng, áo đen mặc ngoài. Lòng em có đất, có trời, Có câu nhân nghĩa, có lời hiếu trung. Dù khi quân tử có dùng, Thì em sẽ ngỏ tấm lòng cho xem. (Đáp : Cuốn Sách). Yêu nhau cau sáu bổ ba,
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười. Mỗi người một miếng trăm người, Có mười bảy quả hỏi người ghét yêu. (Đáp : 30 người ăn cau bổ ba, 70 người ăn cau bổ mười). Một câu Đố Ca Dao :
Hai anh mà ở hai buồng,Không ai hỏi đến, ra tuồng cấm cung. Đêm thời đóng cửa gài chông, Ngày thời mở cửa lại trông ra ngoài. (Đáp : Hai con mắt). Một câu Thơ Toán : Vừa gà vừa chó, Bó lại cho tròn. Ba mươi sáu con, Một trăm chân chẵn. (Đáp : 14 con chó và 22 con gà). Hay :
Trâu đứng ăn năm.Trâu nằm ăn ba. Lụm khụm trâu già, Ba con một bó. Trăm trâu ăn cỏ. Trăm bó no nê. Hỏi đến giảng đề, Ngô nghê như điếc. (Đáp : 4 trâu đứng, 18 trâu nằm, 78 trâu già; hay 8 trâu đứng, 11 trâu nằm, 81 trâu già; hay 12 trâu đứng, 4 trâu nằm, 84 trâu già ). Hay :
Mùa xuân nghe tiếng trống thì thùng, Người ùa vây kín cả đình đông. Tranh nhau đánh đấm đòi mâm lớn, Tiên chỉ hò la để chỗ ông. Bốn người một cỗ thừa một cỗ, Ba người một cỗ bốn người không. Ngoài đình chè chén bao người nhỉ, Tính thử xem rằng có mấy ông ? (Đáp : 40 người). Đây chỉ là một vài bài Thơ Toán Dân Gian, tất nhiên còn cả hàng trăm hàng ngàn bài khác. Ngoài ra còn có những người dùng danh từ Toán Học để làm thơ. Trong những bài dưới đây, tôi viết đậm những danh từ Toán Học để nhận thấy rõ ràng.
Ai định nghĩa được lệ hoa man mát, Xoay chiều nào cho thuận mới tình ta. Biên thiên gì để hiểu cảnh bao la, Để giải đáp phương trình ai vương vấn. Ở toạ độ, đùng cho hoa chất lớp, Hảy xoay chiềucho hoa đẹp muôn phương. Hảy đồng quyôi đôi má màu hường, Hảy rút gọn đừng triệt tiêu, hoa nhé ! Hoa với tóc là hai đường giao tuyến, Môi mỉm cười, em vẽ một cung vui. Đường về xa, vô tận lắm bùi ngùi, Không gian đấy, thời gian đây chấn động. Kết hợp lấy để anh đừng vỡ mộng, Em mơ màng, tung độ biến thiên anh. Hỗn hợp đi bao giấc mộng an lành, Tình vô nghiệm là tình hoa bất diệt. Các bạn còn cho những người yêu Toán Học là "khô khan" nữa chăng? |
Tác giả bài viết: Nguyễn Kiều Hiên - KHCB
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn