21:29 14/12/2020
Hội nghị viên chức được tổ chức hàng năm như một dịp để cán bộ viên chức khoa khoa học cơ bản cùng đánh giá lại những công việc mà tập thể giảng viên trong khoa đã làm được, những thuận lợi, khó khăn, cũng như những phương hướng nhiệm vụ của năm tiếp theo.
16:10 26/02/2019
Các cơ chế phản ứng của gốc etinyl (C2H) với phân tử silan (SiH4) được nghiên cứu bằng phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT) B3LYP với bộ hàm cơ sở 6-311++G(d,p) và 6-311++G(3df,2p). Từ đó thiết lập được bề mặt thế năng của hệ phản ứng. Kết quả tính toán cho thấy sản phẩm của phản ứng có thể là: SiH3 + C2H2, HCCSiH3 + H, C2H4 + SiH, HHCCSiH2 + H, HSiCHCH2 + H, SiCH2 + CH3, SiCH2CH2 + H, SiCHCH3 + H, SiH3 + HHCC. Tuy nhiên sự hình thành SiH3 + C2H2, C2H4 + SiH là thuận lợi nhất. Nghiên cứu này là một đóng góp cho sự hiểu biết về các cơ chế phản ứng của gốc ethynyl với nhiều gốc tự do và phân tử nhỏ trong khí quyển và sự đốt cháy.
22:21 21/10/2018
Khả năng phản ứng của axit isocyanic HNCO với các gốc CH3, NH2, OH được nghiên cứu bằng phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT) B3LYP, với mục đích chúng tôi so sánh khả năng phản ứng theo hai phương pháp là độ mềm cục bộ và hàng rào năng lượng. Kết quả cho thấy sử dụng độ mềm để dự đoán phản ứng trong trường hợp này chưa tối ưu. Tính toán hàng rào năng lượng là phù hợp, với vị trí tấn công vào H là thuận lợi nhất, O kém thuận lợi nhất. Như vậy, hệ phản ứng không có sự phù hợp tốt giữa hàng rào năng lượng và độ mềm cục bộ, nên dựa vào hàng rào năng lượng và thực nghiệm để dự đoán khả năng phản ứng của các tác nhân vào các vị trí khác nhau trong phân tử.
08:43 18/05/2018
Tham dự Hội giảng Giáo viên dạy giỏi năm học 2017-2018, khoa Khoa Học Cơ Bản có một đồng chí tham gia, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực không ngừng của đồng chí giảng viên, Khoa cũng tạo mọi điều kiện để đồng chí tham gia có mọi yếu tố thuận lợi để hoàn thành tốt bài giảng.