04:10 26/02/2019
Các cơ chế phản ứng của gốc etinyl (C2H) với phân tử silan (SiH4) được nghiên cứu bằng phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT) B3LYP với bộ hàm cơ sở 6-311++G(d,p) và 6-311++G(3df,2p). Từ đó thiết lập được bề mặt thế năng của hệ phản ứng. Kết quả tính toán cho thấy sản phẩm của phản ứng có thể là: SiH3 + C2H2, HCCSiH3 + H, C2H4 + SiH, HHCCSiH2 + H, HSiCHCH2 + H, SiCH2 + CH3, SiCH2CH2 + H, SiCHCH3 + H, SiH3 + HHCC. Tuy nhiên sự hình thành SiH3 + C2H2, C2H4 + SiH là thuận lợi nhất. Nghiên cứu này là một đóng góp cho sự hiểu biết về các cơ chế phản ứng của gốc ethynyl với nhiều gốc tự do và phân tử nhỏ trong khí quyển và sự đốt cháy.
11:21 21/10/2018
Khả năng phản ứng của axit isocyanic HNCO với các gốc CH3, NH2, OH được nghiên cứu bằng phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT) B3LYP, với mục đích chúng tôi so sánh khả năng phản ứng theo hai phương pháp là độ mềm cục bộ và hàng rào năng lượng. Kết quả cho thấy sử dụng độ mềm để dự đoán phản ứng trong trường hợp này chưa tối ưu. Tính toán hàng rào năng lượng là phù hợp, với vị trí tấn công vào H là thuận lợi nhất, O kém thuận lợi nhất. Như vậy, hệ phản ứng không có sự phù hợp tốt giữa hàng rào năng lượng và độ mềm cục bộ, nên dựa vào hàng rào năng lượng và thực nghiệm để dự đoán khả năng phản ứng của các tác nhân vào các vị trí khác nhau trong phân tử.
22:54 20/09/2018
Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học vừa có tính hợp tác, vừa có tính thực tiễn cao. Bài viết này trình bày trường hợp áp dụng phương pháp dạy học theo dự án khi giảng dạy bài “phản ứng hạt nhân” trong môn Vật lý ở trường Sĩ quan phòng hóa. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy, việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án bài “phản ứng hạt nhân” hoàn toàn có thể thực hiện được và mang lại hiệu quả to lớn, nó phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, giúp cho người học đến gần hơn với thực tiễn.
21:42 26/08/2018
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành điều chế chitosan từ phế phẩm vỏ tôm bằng phương pháp hóa học thông qua các giai đoạn khử khoáng, khử protein và deacetyl. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng trong phản ứng deacetyl bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa điều kiện phản ứng bằng phương pháp Box Willson. Màng chitosan/ TiO2 điều chế bằng phương pháp sol-gel. Phương pháp kính hiển vi điện tử quét được sử dụng để nghiên cứu hình thái bề mặt. Khả năng kháng nấm mốc của vật liệu chitosan/ TiO2 được khảo sát trên các yếu tố như hàm lượng chitosan/ môi trường Czapek và hàm lượng TiO2/chitosan. Kết quả cho thấy tại các điều kiện phản ứng deacetyl: nồng độ NaOH 50%, nhiệt độ 920C và thời gian phản ứng 5.3h, độ deacetyl đạt 91.9% và độ nhớt đạt 1163 cps. Khả năng kháng nấm cao nhất khi sử dụng chitosan/môi trường 6% và hàm lượng TiO2/chitosan 3%.
20:41 31/05/2018
Các cơ chế phản ứng phân hủy gốc tự do acyloxy được nghiên cứu bằng phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT) B3LYP với bộ hàm cơ sở 6-311++G(d,p) và 6-311++G(3df,2p). Từ đó thiết lập được hàng rào thế năng của các phản ứng. Các kết quả tính toán cho thấy rằng sản phẩm của phản ứng là các gốc hidrocacbon và phân tử CO2. Với các gốc mạch không vòng, khả năng phân hủy tăng khi số nguyên tử Cacbon tăng. Các thông số nhiệt động entanpy, năng lượng tự do Gibbs của phản ứng phù hợp tốt với thực nghiệm. Nghiên cứu này góp phần nâng cao sự hiểu biết về cơ chế phản ứng phân hủy của các gốc tự acyloxy trong bầu khí quyển và sự đốt cháy.
20:26 21/12/2017
Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học vừa có tính hợp tác, vừa có tính thực tiễn cao. Bài viết này trình bày trường hợp áp dụng phương pháp dạy học theo dự án khi giảng dạy bài “phản ứng hạt nhân” trong môn Vật lý ở trường Sĩ quan phòng hóa. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy, việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án bài “phản ứng hạt nhân” hoàn toàn có thể thực hiện được và mang lại hiệu quả to lớn, nó phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, giúp cho người học đến gần hơn với thực tiễn.
04:40 06/12/2017
Trong hàng nghìn phản ứng hóa học đang diễn ra trong thực tế sản xuất, có những phản ứng với tốc độ rất nhanh nhưng cũng có những phản ứng lại xảy ra với tốc độ vô cùng chậm. Để nâng cao hiệu quả sản xuất thì việc nghiên cứu sử dụng các chất xúc tác nhằm đẩy nhanh tốc độ phản ứng là việc làm cần thiết. Để hiểu rõ tác dụng cũng như cơ chế của chất xúc tác, ngày 5 tháng 12 năm 2017, bộ môn Lý Hóa đã tổ chức seminar với chủ đề “Vai trò của xác tác axit trong một số phản ứng hóa học”