Nghiên cứu ảnh hưởng tương quan và tương tác spin-orbit đến tính chất cộng hưởng từ hạt nhân của 95Mo trong một số muối molypdat bằng phương pháp phiếm hàm mật độ

Nghiên cứu ảnh hưởng tương quan và tương tác spin-orbit đến tính chất cộng hưởng từ hạt nhân của 95Mo trong một số muối molypdat bằng phương pháp phiếm hàm mật độ

 09:38 19/04/2023

Các tính chất phổ cộng hưởng từ hạt nhân của 95Mo trong các hợp chất AMoO4 (A = Ba, Ca, Pb và Zn) và B2MoO4 (B = Na, K) đã được nghiên cứu bằng phương pháp phiếm hàm mật độ trong khi xem xét đến ảnh hưởng tương quan trong sự gần đúng ZORA và tương tác spin-orbit

Picture1

NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ PHẢN ỨNG CHUYỂN HÓA CO2 BẰNG H2 TRÊN XÚC TÁC CLUSTER Fe5 BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHIẾM HÀM MẬT ĐỘ

 21:56 05/12/2021

Sự chuyển hóa CO2 bằng H2 trên cluster Fe5 được nghiên cứu bởi phương pháp phiếm hàm mật độ GGA-DFT với phiếm hàm tương quan trao đổi PBE. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự chuyển hóa thành HCOOH và HCHO được ưu tiên trong khi sự chuyển hóa thành CH3OH và CH4 khó xảy ra hơn.

Nghiên cứu tính chất cấu trúc của các cluster [〖Mo〗_6 X_14 ]^- (X = F, Cl, Br, I) bằng phương pháp phiếm hàm mật độ

Nghiên cứu tính chất cấu trúc của các cluster [〖Mo〗_6 X_14 ]^- (X = F, Cl, Br, I) bằng phương pháp phiếm hàm mật độ

 21:47 19/05/2021

Tính chất cấu trúc của cluster Mo6X14 (X = F, Cl, Br, I) ở 23 EM đã được nghiên cứu bằng phương pháp phiếm hàm mật độ ở mức độ lý thuyết PBE/TZ2P. Kết quả nghiên cứu cho thấy dạng đối xứng nhóm điểm bền vững của cluster Mo6F14 và Mo6I14 là D4h, trong khi của cluster Mo6Cl14 và Mo6Br14 lại bền ở dạng đối xứng nhóm điểm C2v. Sự biến dạng của nhân kim loại trong các cluster đã được chứng minh giảm dần khi đi từ Flo đến Iốt. Việc xem xét đến ảnh hưởng tương quan trong sự gần đúng ZORA và tương tác spin – orbit trong tính toán ít ảnh hưởng đến tính chất cấu trúc hình học của các cluster.

NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT HẤP PHỤ CO2 VÀ H2 TRÊN CLUSTER Fe5 BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHIẾM HÀM MẬT ĐỘ GGA-PBE

NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT HẤP PHỤ CO2 VÀ H2 TRÊN CLUSTER Fe5 BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHIẾM HÀM MẬT ĐỘ GGA-PBE

 10:17 24/11/2020

Sự hấp phụ CO2 và H2 bởi cluster kim loại Fe5 được nghiên cứu bằng phương pháp phiếm hàm mật độ GGA-DFT với phiếm hàm tương quan trao đổi PBE. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình hấp phụ CO2 là hấp phụ hóa học (Ehp = -184.416 kJ/mol), trong khi đó sự hấp phụ H2 chủ yếu là hấp phu vật lý (Ehp = -64.800kJ/mol).

Capture

Nghiên cứu cơ chế phản ứng của gốc tinyl (C2H) với phân tử silan

 16:10 26/02/2019

Các cơ chế phản ứng của gốc etinyl (C2H) với phân tử silan (SiH4) được nghiên cứu bằng phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT) B3LYP với bộ hàm cơ sở 6-311++G(d,p) và 6-311++G(3df,2p). Từ đó thiết lập được bề mặt thế năng của hệ phản ứng. Kết quả tính toán cho thấy sản phẩm của phản ứng có thể là: SiH3 + C2H2, HCCSiH3 + H, C2H4 + SiH, HHCCSiH2 + H, HSiCHCH2 + H, SiCH2 + CH3, SiCH2CH2 + H, SiCHCH3 + H, SiH3 + HHCC. Tuy nhiên sự hình thành SiH3 + C2H2, C2H4 + SiH là thuận lợi nhất. Nghiên cứu này là một đóng góp cho sự hiểu biết về các cơ chế phản ứng của gốc ethynyl với nhiều gốc tự do và phân tử nhỏ trong khí quyển và sự đốt cháy.

Capture

Nghiên cứu lý thuyết khả năng phản ứng của axit isocyanic HNCO dựa vào độ mềm cục bộ và hàng rào thế năng

 22:21 21/10/2018

Khả năng phản ứng của axit isocyanic HNCO với các gốc CH3, NH2, OH được nghiên cứu bằng phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT) B3LYP, với mục đích chúng tôi so sánh khả năng phản ứng theo hai phương pháp là độ mềm cục bộ và hàng rào năng lượng. Kết quả cho thấy sử dụng độ mềm để dự đoán phản ứng trong trường hợp này chưa tối ưu. Tính toán hàng rào năng lượng là phù hợp, với vị trí tấn công vào H là thuận lợi nhất, O kém thuận lợi nhất. Như vậy, hệ phản ứng không có sự phù hợp tốt giữa hàng rào năng lượng và độ mềm cục bộ, nên dựa vào hàng rào năng lượng và thực nghiệm để dự đoán khả năng phản ứng của các tác nhân vào các vị trí khác nhau trong phân tử.

1

Nghiên cứu lý thuyết cơ chế phản ứng tạo thành CO2 từ các gốc ACYLOXY RCOO•

 07:41 01/06/2018

Các cơ chế phản ứng phân hủy gốc tự do acyloxy được nghiên cứu bằng phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT) B3LYP với bộ hàm cơ sở 6-311++G(d,p) và 6-311++G(3df,2p). Từ đó thiết lập được hàng rào thế năng của các phản ứng. Các kết quả tính toán cho thấy rằng sản phẩm của phản ứng là các gốc hidrocacbon và phân tử CO2. Với các gốc mạch không vòng, khả năng phân hủy tăng khi số nguyên tử Cacbon tăng. Các thông số nhiệt động entanpy, năng lượng tự do Gibbs của phản ứng phù hợp tốt với thực nghiệm. Nghiên cứu này góp phần nâng cao sự hiểu biết về cơ chế phản ứng phân hủy của các gốc tự acyloxy trong bầu khí quyển và sự đốt cháy.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây