Để tìm nghiệm đúng của phương trình phi tuyến là một vấn đề khá khó khăn khi giải toán. Có nhiều bài ta chỉ tìm được nghiệm gần đúng. Đối với phương trình phi tuyến ta có thể sử dụng một số phương pháp giải như: phương pháp lặp đơn, phương pháp dây cung, phương pháp Newton, Raphson…Ta cũng có thể sử dụng phần mềm Maple để giải.
Phép biến đổi Fourier là một phép toán quan trọng, là công cụ xử lý hình ảnh được sử dụng để phân hủy một hình ảnh vào sin và cosin thành phần của nó. Đầu ra của biến đổi đại diện cho hình ảnh trong Fourier hoặc miền tần số, trong khi hình ảnh đầu vào là miền không gian tương đương.
Năm 1996, trong một bài báo quan trọng về tính toán thống kê, hai nhà thống kê học Ross Ihaka và Robert Gentleman thuộc trường đại học Auckland, New Zealand phát họa một ngôn ngữ mới cho phân tích thống kê mà họ đặt tên là R.
Đối với cơ thể sống, các tia phóng xạ có khả năng phá hủy cơ thể ở cấp độ tế bào, các dãy AND có thể bị đứt gãy, hư hại hoặc bị sắp xếp lại…đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh như đột biến, dị tật hoặc ung thư. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người không những đã kiểm soát được tia phóng xạ mà còn khai thác các đặc tính của chúng để phục vụ chính chúng ta.
Bài viết trình bày phương pháp bình phương tối thiểu cho một chuỗi thời gian cũng như trong việc kết hợp các mô hình dự báo khác nhau. Tính hiệu quả của phương pháp được minh họa thông qua ví dụ thực tế. Kết quả cho thấy, việc kết hợp nhiều mô hình dự báo bằng phương pháp bình phương tối thiểu cho sai số trung bình bé hơn so với các mô hình dự báo thông thường.
Phương trình đạo hàm riêng thường xuyên xuất hiện trong các bài toán ứng dụng của lý thuyết thuỷ động học, cơ học lượng tử, điện học, điện - từ trường,… Đa số các bài toán này rất phức tạp, nhiều bài toán không có nghiệm theo nghĩa cổ điển. Vấn đề tìm nghiệm đúng của các phương trình đạo hàm riêng không thể và cũng không cần thực hiện trong mọi trường hợp. Bởi vậy, ta dẫn đến việc chỉ tìm được nghiệm gần đúng của các phương trình đạo hàm riêng và cũng từ đó xuất hiện các phương pháp để giải gần đúng các phương trình đó.
Trong báo cáo này, chúng tôi trình bày các cách tiếp cận trong xây dựng chương trình đào tạo, đồng thời làm rõ ưu điểm và nhược điểm của từng cách tiếp cận. Trên cơ sở đó đề xuất một số yêu cầu khi xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng phát triển.