TẾT TRUNG THU - TẾT CỦA THIẾU NHI
- Thứ tư - 27/09/2023 08:40
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong suốt cuộc đời, Bác Hồ luôn dành một phần trái tim mình cho thiếu nhi Việt Nam và các cháu nhỏ trên toàn thế giới. Tình thương yêu bao la của Bác Hồ đối với thiếu niên, nhi đồng được thể hiện sâu sắc, phong phú, sinh động ở cả lời nói và việc làm, nhất là ở những lá thư Bác gửi cho các cháu vào dịp Tết Trung thu hằng năm.
Bác Hồ đã "đi xa", song đọc lại những lá thư ấy, chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động, hiểu hơn những tình cảm sâu nặng, thiết tha của Bác đối với các cháu nhỏ. Trong thư gửi các cháu thiếu nhi nhân Tết Trung thu năm 1945, Bác viết: "Các cháu vui cười hớn hở, Bác Hồ cũng vui cười hớn hở với các cháu. Đố các cháu biết vì sao? Một là vì Bác rất yêu mến các cháu; hai là vì Trung thu năm ngoái nước ta còn bị áp bức, các cháu còn là một bầy nô lệ trẻ con, mà Trung thu năm nay, nước ta đã tự do, các cháu đã trở thành những tiểu chủ nhân của một nước độc lập". Trong lá thư lịch sử này, Bác đã khéo léo gắn kết tình thương yêu con trẻ với niềm tự hào lớn lao khi đất nước giành lại được độc lập, tự do. Thư gửi các cháu thiếu nhi nhân Trung thu năm 1951, Bác đã tâm sự:
Bác Hồ đã "đi xa", song đọc lại những lá thư ấy, chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động, hiểu hơn những tình cảm sâu nặng, thiết tha của Bác đối với các cháu nhỏ. Trong thư gửi các cháu thiếu nhi nhân Tết Trung thu năm 1945, Bác viết: "Các cháu vui cười hớn hở, Bác Hồ cũng vui cười hớn hở với các cháu. Đố các cháu biết vì sao? Một là vì Bác rất yêu mến các cháu; hai là vì Trung thu năm ngoái nước ta còn bị áp bức, các cháu còn là một bầy nô lệ trẻ con, mà Trung thu năm nay, nước ta đã tự do, các cháu đã trở thành những tiểu chủ nhân của một nước độc lập". Trong lá thư lịch sử này, Bác đã khéo léo gắn kết tình thương yêu con trẻ với niềm tự hào lớn lao khi đất nước giành lại được độc lập, tự do. Thư gửi các cháu thiếu nhi nhân Trung thu năm 1951, Bác đã tâm sự:
"Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy giòng
Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung"
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy giòng
Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung"
Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Tết trung thu còn có nhiều tên gọi như: Tết trông Trăng, tết Tết đoàn viên…. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi, người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.
Ở Việt Nam, ngày tết Trung Thu được diễn tả trong phong tục: "Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái thi nhau tài gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng rất đẹp".
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung Thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng Trung Thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm. Cũng trong dịp này người ta mua bánh Trung Thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Trong dịp tết trung thu này có một số các hoạt động đặc trưng như: Rước đèn; Bày mâm cỗ; Hát trống quân; Múa lân….
Tết Trung Thu là tết của trẻ em. Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh Trung Thu, với những đồ chơi của trẻ em muôn hình vạn trạng. Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống... sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt. Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em.
Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai, quả ổi ... và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.
Vào dịp Tết Trung Thu có tục múa Sư tử còn gọi là múa Lân. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người ta thường múa Lân vào hai đêm 14 và 15. Ðám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân... Ðám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau.
Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Đây cũng là dịp mà Đảng và nhà nước, các tổ chức đoàn thể thể hiện sự quan tâm đến trẻ em, những chủ nhân tương lại của đất nước. Nhiều nơi địa phương tổ chức tết trung thu cho các em với nhiều hình thức: Tổ chức văn nghệ, rước đèn, phá cỗ, tặng quà cho các em ….
Hòa chung với không khi đón Tết Trung thu trên cả nước. Tại Trường Đại học Sao Đỏ - Chí Linh – Hải Dương nói chung và tại khoa KHCB nói riêng, tết Trung thu đã trở thành một hoạt động thường niên nhằm thể hiện sự quan tâm động viên tinh thần tới các cháu thiếu nhi là con của viên chức trong trường. Hằng năm, cứ đến đầu tháng 8 âm lịch là các cán bộ Công đoàn khoa lập danh sách con em các công nhân viên trong độ tuổi thiếu nhi, các cháu có thành tích cao trong năm học, … để chuẩn bị khen thưởng cho các cháu nhân dịp tết Trung thu. Để chuẩn bị tốt cho hoạt động này công đoàn kết hợp với ban nữ công và đoàn thanh niên tổ chức luyện tập các tiết mục văn nghệ, các trò chơi dân gian, các tiết mục kịch thiếu nhi, có chị Hằng, chú Cuội … để biểu diễn phục vụ các cháu trong ngày tết trông trăng. Ngày hội trăng rằm cũng là dịp để các thầy trong ban giám hiệu, đại diện cho các đoàn thể đều đến dự và phát biểu, tuyên dương thành tích học tập của các cháu, trao quà kích lệ tinh thần cho các cháu. Lễ hội diễn ra với tinh thần vui tươi phấn khởi, đây cũng là dịp để cổ vũ tinh thần học tập cho các cháu trước khi bước vào năm học mới.
Bên cạnh các hoạt động của nhà trường, công đoàn bộ phận khoa KHCB kết hợp cùng Đoàn Thanh niên cũng tích cực chuẩn bị quà tết trung thu cho các cháu là con của viên chức trong khoa. Tổ công đoàn khoa KHCB cũng chuẩn bị quà trung thu cho từng cháu, lên kế hoạch trao quà cho các cháu.
Ở Việt Nam, ngày tết Trung Thu được diễn tả trong phong tục: "Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái thi nhau tài gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng rất đẹp".
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung Thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng Trung Thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm. Cũng trong dịp này người ta mua bánh Trung Thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Trong dịp tết trung thu này có một số các hoạt động đặc trưng như: Rước đèn; Bày mâm cỗ; Hát trống quân; Múa lân….
Tết Trung Thu là tết của trẻ em. Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh Trung Thu, với những đồ chơi của trẻ em muôn hình vạn trạng. Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống... sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt. Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em.
Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai, quả ổi ... và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.
Vào dịp Tết Trung Thu có tục múa Sư tử còn gọi là múa Lân. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người ta thường múa Lân vào hai đêm 14 và 15. Ðám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân... Ðám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau.
Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Đây cũng là dịp mà Đảng và nhà nước, các tổ chức đoàn thể thể hiện sự quan tâm đến trẻ em, những chủ nhân tương lại của đất nước. Nhiều nơi địa phương tổ chức tết trung thu cho các em với nhiều hình thức: Tổ chức văn nghệ, rước đèn, phá cỗ, tặng quà cho các em ….
Hòa chung với không khi đón Tết Trung thu trên cả nước. Tại Trường Đại học Sao Đỏ - Chí Linh – Hải Dương nói chung và tại khoa KHCB nói riêng, tết Trung thu đã trở thành một hoạt động thường niên nhằm thể hiện sự quan tâm động viên tinh thần tới các cháu thiếu nhi là con của viên chức trong trường. Hằng năm, cứ đến đầu tháng 8 âm lịch là các cán bộ Công đoàn khoa lập danh sách con em các công nhân viên trong độ tuổi thiếu nhi, các cháu có thành tích cao trong năm học, … để chuẩn bị khen thưởng cho các cháu nhân dịp tết Trung thu. Để chuẩn bị tốt cho hoạt động này công đoàn kết hợp với ban nữ công và đoàn thanh niên tổ chức luyện tập các tiết mục văn nghệ, các trò chơi dân gian, các tiết mục kịch thiếu nhi, có chị Hằng, chú Cuội … để biểu diễn phục vụ các cháu trong ngày tết trông trăng. Ngày hội trăng rằm cũng là dịp để các thầy trong ban giám hiệu, đại diện cho các đoàn thể đều đến dự và phát biểu, tuyên dương thành tích học tập của các cháu, trao quà kích lệ tinh thần cho các cháu. Lễ hội diễn ra với tinh thần vui tươi phấn khởi, đây cũng là dịp để cổ vũ tinh thần học tập cho các cháu trước khi bước vào năm học mới.
Bên cạnh các hoạt động của nhà trường, công đoàn bộ phận khoa KHCB kết hợp cùng Đoàn Thanh niên cũng tích cực chuẩn bị quà tết trung thu cho các cháu là con của viên chức trong khoa. Tổ công đoàn khoa KHCB cũng chuẩn bị quà trung thu cho từng cháu, lên kế hoạch trao quà cho các cháu.