SỰ KÌ DIỆU DÃY FIBONACI VÀ TỈ LỆ VÀNG TRONG TỰ NHIÊN
- Thứ sáu - 20/01/2023 22:55
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chúng ta có thể quan sát những biểu hiện của dãy số Fibonacci và tỷ lệ vàng trong tự nhiên, từ các thiên hà cho tới động vật và thực vật.
Vũ trụ có tính hỗn loạn và không ổn định, nhưng nó cũng là thế giới vật chất có mức độ tổ chức cao, đồng thời bị ràng buộc bằng những quy luật toán học. Một trong những biểu hiện của những quy luật cơ bản này là thông qua tỷ lệ vàng. Tỷ lệ vàng thường được biểu diễn bởi chữ cái ϕ (phi) trong tiếng Hy Lạp. Nó gắn liền trực tiếp với dãy số Fibonacci (dãy số bắt đầu với số 0 và số 1, số phía sau bằng tổng của 2 số liền trước nó: 0 + 1= 1, 1+1= 2, 1+2= 3, 2+3=5, 3+5=8, ...) Nếu số trước chia cho số sau trong dãy Fibonacci (1:1 = 1; 2:1 = 2; 3:2 = 1,5; 5:3=1,666; 8/5 = 1,6; 13/8=1,625...) thì kết quả thu được sẽ tiến gần đến số vô tỉ 1,6180339887.... Con số này chính là tỷ lệ vàng. Khi đường xoắn ốc Lôgarit tiếp xúc trong với các cạnh của một chuỗi các hình chữ nhật vàng liên tiếp thì nó được gọi là Đường xoắn ốc vàng. Nhà toán học Vi Hart cho biết, những hình dạng tương tự Đường xoắn ốc vàng trong tự nhiên rất phong phú, nổi bật nhất là vỏ ốc, sóng biển, mạng nhện và thậm chí là đuôi tắc kè hoa. Hình ảnh xoáy nước cũng thể hiện mối liên hệ với tỉ lệ vàng: Giống hệt như vỏ ốc, bão nhiệt đới thường có dạng xoắn ốc vàng: |