CÁCH TÍNH THÁNG NHUẬN, NĂM NHUẬN ÂM LỊCH
- Thứ bảy - 24/12/2022 15:33
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bạn có từng thắc mắc: Lịch âm tính như thế nào? Khi nào sẽ là năm nhuận âm lịch? Hay Tháng nhuận âm lịch có cố định không? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một vài thông tin về vấn đề này.
Nếu dương lịch tính ngày theo chu kỳ quay của trái đất quanh mặt trời thì âm lịch tính chu kỳ quay của mặt trăng quanh trái đất. Âm lịch chỉ được sử dụng chủ yếu ở các nước phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar, Lào, Malaysia… 1. Cách tính năm nhuận âm lịch Làm sao để biết năm nào là năm nhuận âm lịch? Nếu lịch dương mỗi năm chỉ có 365 ngày và 6 giờ thì 4 năm sẽ có 4 năm nhuận. Trong một năm nhuận, chỉ có 1 ngày nhuận là 366 ngày. Tuy nhiên, nếu tính theo âm lịch thì một năm chỉ có 354 ngày, ngắn hơn 11 ngày so với dương lịch. Cứ 3 năm âm lịch sẽ ngắn hơn 33 ngày so với dương lịch. Có nghĩa là 3 năm âm lịch sẽ là 1 tháng nhuận. Để tính năm âm lịch có phải là năm nhuận hay không, bạn chỉ cần chia năm dương lịch cho 19. Nếu năm đó bị chia hết hoặc dư một trong các số 3, 6, 9, 11, 14 và 17 thì năm đó sẽ là một năm nhuận âm lịch. 2. Cách tính tháng nhuận âm lịch Để có lịch không những tuân theo tuần trăng mà còn phù hợp với thời tiết khí hậu, người xưa đưa vào lịch cả các yếu tố liên quan đến vị trí của Trái đất trên quỹ đạo quanh Mặt trời (hay vị trí của Mặt trời di chuyển trên Hoàng đạo nếu nhìn từ Trái đất). Do vậy lịch chúng ta đang dùng, gọi chính xác là lịch âm dương, thay vì âm lịch, vì người xưa ví Mặt trăng đại diện cho âm và Mặt trời là dương. Các yếu tố liên quan đến vị trí của Trái đất trên quỹ đạo quanh Mặt trời được thể hiện qua khái niệm gọi là Khí, mà con người hay gọi là Tiết khí. Có 24 khí trong năm dương lịch tương ứng với 24 vị trí của Trái đất quanh Mặt trời, 24 khí bao gồm 12 tiết khí và 12 trung khí xen kẽ nhau như xuân phân là trung khí, tiếp theo thanh minh là tiết khí, kế đến cốc vũ lại là trung khí... Trong 24 khí thì 12 trung khí đặc biệt dùng để tính lịch, còn 12 tiết khí kia chỉ đánh dấu thêm thời tiết, mùa vụ trong năm. 12 trung khí tính từ Đông chí (khoảng 21/12 dương lịch) của năm này đến Đông chí năm sau tròn một vòng quay của Trái đất quanh Mặt trời. Người xưa so sánh 12 tháng âm lịch với 12 trung khí để cho năm âm lịch không bị lệch với thời tiết khí hậu. Nếu trong khoảng giữa hai Đông chí chỉ có 12 điểm Sóc tương ứng với 12 tháng âm thì năm đó không có tháng nhuận. Còn nếu trong khoảng thời gian này có 13 điểm Sóc thì sẽ xuất hiện một tháng âm dư ra không tương ứng với trung khí nào và tháng đó sẽ là tháng nhuận. Như vậy tính các điểm Sóc thì ta biết được các ngày trong tháng, nhưng để biết tháng đó là tháng mấy thì phải tính thêm các trung khí để biết có tháng nhuận trong năm hay không. Ngoài ra tháng 11 âm luôn luôn chứa trung khí có tên là Đông chí, đây là cơ sở để đánh số các tháng khác. 3. Một số năm nhuận trong những năm gần đây và những năm sắp tới - Tháng 8 năm 1995 năm nhuận - Tháng 5 năm 1998 năm nhuận - Tháng 4 năm 2001 năm nhuận - Tháng 2 năm 2004 năm nhuận - Tháng 7 năm 2006 năm nhuận - Tháng 5 năm 2009 năm nhuận - Tháng 4 năm 2012 năm nhuận - Tháng 9 năm 2014 năm nhuận - Tháng 6 năm 2017 năm nhuận - Tháng 4 năm 2020 năm nhuận - Tháng 2 năm 2023 tháng nhuận - Tháng 6 năm 2025 tháng nhuận - Tháng 5 năm 2028 năm nhuận - Tháng 3 năm 2031 năm nhuận Nguồn: Internet
|