Khoa Khoa học cơ bản - trường ĐH Sao Đỏ

http://khoahoccoban.saodo.edu.vn


Tại sao nên học Đại học?

“Có khát vọng + niềm tin và đi tìm công cụ để thực hiện khát vọng của niềm tin chính là học Đại học”
Đã có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về việc học đại học và không học đại học. Hay ít nhiều chúng ta nghe ai đó nói trong xã hội hiện tại nói rằng: Học đại học làm gì? Mất thời gian, tiền bạc và không áp dụng được gì với cái bằng sau khi học? Học đại học vẫn thất nghiệp, học đại học ra cũng làm trái ngành, học đại học vẫn nghèo… Tuy nhiên đã bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi ngược lại, nếu không ai học đại học? Tương lai của những thế hệ sẽ thế nào? Đất nước sẽ ra sao? Chúng ta có được hưởng thụ sự phát triển của khoa học công nghệ nữa không? Trong khi đòi hỏi của chúng ta với xã hội lại quá lớn và đầy tham vọng. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn vào những mặt tích cực của việc học Đại học:
Thứ nhất: Có kiến thức nền tảng, chuyên sâu và tăng cơ hội việc làm.
Có nhiều bạn sinh viên đã nói với tôi là những kiến thức như Triết học, Chính trị, Toán cao cấp, Xác suất, Vật lý … không áp dụng được khi ra trường: Nhưng đó là một suy nghĩ còn nông cạn: Bởi những kiến thức đó chính là nền tảng của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên và con người, không có nó không có những cuộc cách mạng 1.0, 2.0, 3.0, 4.0. Học Đại học chính là đi tìm chân lý của sự vật và hiện tượng.  Quan trọng là biết nó để mở rộng thế giới quan, rèn luyện tư duy logic, cách nhìn vấn đề, giải quyết vấn đề, đưa ra quan điểm, bảo vệ quan điểm và phản biện trước các thông tin trong cuộc sống. Cách mà hàng ngày bạn nghe giảng viên gợi mở vấn đề giúp bạn đưa ra câu trả lời cho vấn đề chính là kỹ năng mà bạn đang có được để áp dụng trong cuộc sống và công việc của bạn sau này. Những cuộc tranh luận trên lớp và những bài tập dạng mở sẽ cho bạn một cái nhìn bao quát hơn khi xem xét một vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau và điều này sẽ kích thích bạn nảy sinh các ý tưởng mới.
Vì vậy những trải nghiệm, những kiến thức, từ nền tảng đến thực hành mà các nhà tuyển dụng luôn yêu cầu với những người có năng lực làm việc cho những vị trí tốt nên họ khó lòng mà lựa chọn một người trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm và chẳng có gì để chứng minh trình độ. Khi bạn có bằng đại học, bạn sẽ có nhiều cơ hội kiếm được một việc làm tốt để có thu nhập cao hơn. Vậy nên cách tốt nhất để gặp được các giáo sư, tiến sĩ với mức giá 0 đồng là trở thành sinh viên của họ, chỉ cần nói chuyện với họ ít nhiều cũng giúp bạn phát triển hơn về mặt suy nghĩ. Tất cả các môn học mà người học được thụ hưởng đều có giá trị, tác động vào tư duy, hành động, nên con đường đi đến thành công cũng gần, vững chắc hơn. Chương trình và nội dung mà tất cả ban giám hiệu, giảng viên cùng với doanh nghiệp họ đã đau đầu, học hỏi để giúp các bạn ngày càng phát triển, giúp bạn có phương pháp hành động, tư tưởng hành động theo chuẩn thế giới.
Không có mô tả ảnh.
Giờ học thực hành của sinh viên Đại học Sao Đỏ
Thứ hai: Cơ hội phát triển bản thân.
Tại trường đại học, bạn sẽ có cơ hội học tập và rèn luyện nhiều kỹ năng mềm như đàm phán, thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm, … Thành thạo những kỹ năng này sẽ không chỉ giúp ích trong công việc của bạn như kiếm được công việc tốt, có thêm các cơ hội thăng tiến nghề nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho cuộc sống của bạn. Bước chân vào đại học sẽ tạo cho bạn áp lực để học hành. Việc học ở các trường đại học sẽ khác với thời phổ thông, các sinh viên phải tự nghiên cứu là chính. Nhờ đó, bạn sẽ hình thành được thói quen tự học, bên cạnh đó những môn chuyên ngành và các câu lạc bộ tại đại học có thể giúp bạn hiểu được những lĩnh vực nào là thế mạnh của mình, khám phá thêm nhiều khả năng của bản thân. Cùng với việc tham gia các câu lạc bộ trong trường đại học giúp bạn phát hiện khả năng của bạn trong một lĩnh vực chuyên môn khác. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai của bạn.
Không có mô tả ảnh.
Sinh viên tham gia sáng tạo khoa học
Thứ ba: Đại học là một xã hội thu nhỏ
Khi bạn trở thành sinh viên, bạn bắt đầu tiếp xúc với những  chuyên gia trong vĩnh vực mà bạn theo học, bạn bè khắp nơi trên đất nước kể cả các quốc gia khác, bạn có thể sống xa gia đình, bạn có quỹ tài chính riêng… Vì thế môi trường đại học giống như một xã hội thu nhỏ mà xã hội thì bạn sẽ bắt đầu xử lý những thông tin những tình huống đến mới mình nhưng nó không đáng sợ để hủy hoại bạn mà giúp bạn có những bài học đáng giá. Bạn học cách quản lý thời gian, bạn học cách quản lý tài chính, bạn học cách quản lý mối quan hệ, bạn quản lý thời gian của chính mình, bạn phát hiện những ưu nhược điểm của bạn thân, các khả năng của bản thân và bạn có thời gian để rèn luyện và phát triển nó. Vì thế đừng nghĩ môi trường đại học không thể dạy bạn những kỹ năng cuộc sống, bạn có thật sự nghiêm túc với quãng đời sinh viên vì mục đích rõ ràng hay không thôi?.
Những người bạn gặp trong lớp đại học đâu đó đại diện gần hết tất cả tính cách của những người trong xã hội và bạn sẽ gặp trong tương lai. Một lớp đại học sẽ hội tụ đủ các thể loại tính cách khác nhau: mọt sách, chăm học, ham chơi, kẻ thích gây sự chú ý, người mặc kệ mọi thứ lại có những người thuộc tầng lớp “con ông cháu cha” hay là vài bạn sinh viên tỉnh lẻ tự thân vận động. Tất cả những người bạn tiếp xúc trong lớp không phải là một xã hội thu nhỏ thì là gì và bản thân bạn có thể chọn lựa những cá nhân mà bạn cho là hợp cạ để gắn bó hết 4 năm đại học.
hồng 6

Thứ tư: Có mối quan hệ
Từ lý do đại học là một xã hội thu nhỏ, nên các mối quan hệ của bạn sẽ phong phú sau này, có những người tài năng, có những thầy cô là chuyên gia , vì vậy sau này bạn sẽ biết được lợi ích của việc có cơ hội quen biết họ. Bởi thành công là quá trình nỗ lực của bản thân nhưng thiếu đi mối quan hệ mà họ giỏi trong lĩnh vực của mình thì còn gì bằng.
Những năm tháng đại học sẽ giúp cuộc sống của bạn trở nên có ý nghĩa hơn, những người bạn luôn bên cạnh khi học đại học xa nhà. Những lần trải nghiệm thực tế ở trường ở khoa học được nhiều thứ thú vị hơn. Tập quen dần với một thành phố xa lạ khác quê hương để rồi sau này xem nơi đó như là nhà. Những quán cafe sinh viên hay các quán ăn vặt lê la cuối tuần với bạn bè chắc chắn còn đọng lại trong tâm trí kể cả sau này bạn ra trường và phải tất bật với cuộc sống mưu sinh.
Thật ra học đại học giống như là việc xây dựng một tòa nhà, nếu được xây từ những nguyên liệu tốt nhất và người xây là những người thợ lành nghề nhất thì căn nhà đó có trải qua bao nhiêu bão giông mưa nắng vẫn sẽ trường tồn. Bản thân bạn cũng vậy dù có vấp ngã hay thất bại thì những gì bạn nhận được khi học Đại học sẽ phần nào giúp bạn đứng dậy và đi tiếp hành trình trong tương lai.
Tóm li, lợi ích của việc học đại học không những có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân, mỗi gia đình mà còn đối với cả xã hội. Mặc dù có nhiều điểm khác biệt, song hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng thuận rằng, lợi ích của việc học tập ở bậc đại học là rất lớn và quyết định đúng đắn lựa chọn trường đại học nào sẽ làm gia tăng hiệu quả đầu tư của mỗi
cá nhân và gia đình nghĩa là làm gia tăng thêm lợi ích của việc theo học bậc đại học.
Bạn đừng nghĩ rằng các ông lớn đều không học đại học thậm chí bỏ học, hãy nhớ họ bỏ học ở những trường hàng đầu thế giới nhưng họ tự học còn nhiều hơn thế và họ là thiên tài, còn bạn không nằm trong phần trăm thiên tài của thế giới đó. Truyền thông đang cố gắng thuyết phục chúng ta bằng những bằng chứng người này người kia thành công mà không cần đi học, những đằng sau đó là cả một ekip để làm cho nhiều người tin vào điều đó nhất, nếu không muốn nói đều là giả dối. Bạn nhìn thấy kết quả của vài người lập nghiệp từ việc không học đại học nhưng không nhìn thấy những người không có học bị thất bại, nó cũng giống như bạn chỉ nhìn thấy những sinh viên ra trường thất nghiệp mà không chịu nhìn thấy những sinh viên họ thành công và cuộc sống thành đạt của họ.
Cuối cùng, bạn phải có khát vọng + niềm tin và đi tìm công cụ để thực hiện khát vọng của niềm tin chính là Đại học.
Nguồn: Internet
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Hồng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây